Có những câu hỏi đặt ra về việc quyết định sớm rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump có chịu ảnh hưởng từ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin trước đó hay không.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo vẫn còn nhiều thông tin chưa được tiết lộ.
Frida Ghitis, nhà bình luận chính trị của CNN đặt ra câu hỏi về quyết định sớm rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump liệu có chịu sự ảnh hưởng nào từ cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin vài tuần trước hay không.
Điều gì xảy ra trong cuộc điện đàm Trump-Putin?
Tuyên bố bất ngờ: "Chúng tôi sẽ rời khỏi Syria, rất sớm" đã khiến toàn bộ đội ngũ cố vấn Nhà Trắng cảm thấy bối rối trước những gì mà Tổng thống Donald Trump suy nghĩ.
Lời khuyên từ các cố vấn an ninh giữa lúc còn đang ngỡ ngàng trước quyết định của Tổng thống là thuyết phục ông trì hoãn việc rút quân trong thời gian này.
Ông Trump cho rằng, sự can thiệp của Mỹ vào Syria chỉ hạn chế ở mục tiêu đánh bại IS và quyết định rút quân của ông đến từ lý do sứ mệnh của Washington đã kết thúc. Công việc còn lại sẽ dành cho nước khác thực hiện.
Cây bút Frida Ghitis lưu ý, cách đây vài tuần trước, Tổng thống Trump đã gửi lời chúc mừng người đồng cấp Nga sau chiến thắng bầu cử, phớt lờ lời khuyên của các cố vấn của mình về việc không nên chúc mừng ông Putin.
Cũng trong cuộc điện đàm này, nhà lãnh đạo Mỹ không nhắc gì đến cáo buộc xung quanh vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal mà Anh đang làm rùm beng khi đó.
Theo các nguồn tin, vấn đề mà hai nhà lãnh đạo đã thảo luận trong ngày hôm đó, trên thực tế là Syria.
Mặc dù tuyên bố sau đó của Nhà Trắng không nói đến Syria, nhưng Điện Kremlin tiết lộ rằng: “vấn đề Syria đã được thảo luận" và "có sự xác nhận của cả hai bên về sự cần thiết để đạt được tiến bộ trong việc phân chia các khu vực ảnh hưởng”.
Tuần sau, trong một bài phát biểu ở Ohio, Tổng thống Trump đã gây sốc bằng tuyên bố đã đến lúc lực lượng quân đội Mỹ gồm 2.000 người rời Syria.
Kể từ đó, ông đã nhắc lại nhiều lần ý định rút quân ra khỏi Syria một cách khẩn trương, bất chấp những lời cảnh báo và những lời chỉ trích từ cả đồng minh lẫn kẻ thù, cùng với các báo cáo của quan chức chính phủ nói rằng động thái này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ; gây nguy hiểm cho đồng minh - và có lợi cho Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham nói rằng rút khỏi Syria sẽ là "quyết định tồi tệ nhất mà tổng thống có thể làm”. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mazie Hirono gọi chính sách Syria của ông Trump là "không mạch lạc."
Giới chức Mỹ lo ngại quyết định rút quân sẽ tạo khoảng trống cho Iran lấp đầy ở Trung Đông.
Các nhà phê bình cho biết, việc rút quân bây giờ sẽ tạo điều kiện cho IS xuất hiện trở lại. Hơn nữa, nó sẽ tạo ra một khoảng trống cho Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng lấp đầy, gây ra nhiều tai hoạ cho đối tác của Mỹ, người Kurd và người Ả Rập chiến đấu dưới ngọn cờ của Lực lượng Dân chủ Syria, và sẽ đưa Israel và Saudi Arabia vào một cuộc xung đột với Iran.
Nhiều người nhắc đến sự trùng hợp ngẫu nhiên khi ông Trump tuyên bố ý định rút lui vào thời điểm cuộc họp thượng đỉnh Nga-Thổ-Iran, thảo luận về tương lai của Syria.
Tuần này, Tổng thống Putin đã gặp mặt các nhà lãnh đạo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ để lên kế hoạch cho tương lai của Syria và người Mỹ không có một đại diện nào trong cuộc gặp.
Theo CNN, nếu Mỹ rút lui trước khi các đồng minh Syria khôi phục sức mạnh, Iran sẽ ngay lập tức thiết lập cây cầu Tehran-Damascus như chính lời ông Trump từng cảnh báo. Iran sẽ củng cố quyền lực của mình ở Syria và Lebanon. Điều đó sẽ làm cho Trung Đông trở nên không ổn định hơn, với Iran ở ngưỡng cửa gần Israel và căng thẳng Saudi Arabia- Iran sẽ tăng lên đáng kể.
Với điều này, Tổng thống Trump sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” của nhà lãnh đạo Mỹ từng cam kết sẽ rút quân khỏi Trung Đông, nhưng điều này lại đối nghịch với tuyên bố về việc ngăn chặn Iran tăng cường sức mạnh trong khu vực.
Một câu hỏi được đặt ra với ông chủ Nhà Trắng là liệu ông sẽ ngăn chặn Iran hay rút quân về nhà thực sự.
Tờ CNN bình luận rằng, câu trả lời cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan của ông Trump có thể tìm thấy ở Moscow. Đó là bởi vì một sự rút lui của Mỹ lại ngẫu nhiên phù hợp với các mục tiêu của Nga.
Chính sách đối ngoại của Kremlin trong những năm gần đây được lợi rất nhiều từ các quyết định của chính quyền Trump. Nga đã có vị thế rất lớn tại Syria, với việc Mỹ rút quân, đường đi của Moscow sẽ dễ dàng định hình theo ý muốn.
Syria: Chỉ huy nhóm khủng bố khét tiếng đầu hàng trước SAA ở Đông Ghouta
Chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố Faylaq al-Rahman đã đầu hàng trước quân đội Chính phủ Syria (SAA) khi lực lượng này tiến ... |
Đã đến lúc Mỹ rời Syria về nhà
Người bên ngoài không thể chỉnh sửa Syria và chính quyền Tổng thống Donald Trump không nên lãng phí sinh mạng và nguồn lực của ... |
Thừa nhận thất bại, Thái tử Saudi Arabia chuyển từ đối đầu sang hợp tác với Syria
Ngay trên đất Mỹ, vị Thái tử 32 tuổi của Saudi Arabia thừa nhận từ bỏ mục tiêu thay đổi chính quyền ở Syria, trong ... |
Bí ẩn về con trai Gaddafi: Tù nhân, tự do hay đã chết?
Gần một năm sau khi lực lượng dân quân Syria tuyên bố trả tự do cho Saif al-Islam Gaddafi - con trai cố Tổng thống ... |
Tình báo Iraq diệt thủ lĩnh IS ở gần biên giới Syria
Tình báo Iraq vừa tiến hành một chiến dịch đặc biệt vào hôm qua 1/4 nhằm vào một trong những thủ lĩnh tối cao của ... |
“Quân domino” cuối cùng của phiến quân sụp đổ ở Đông Ghouta
Vùng đất cuối cùng mà phiến quân chiếm đóng ở vùng Đông Ghouta của Thủ đô Damascus sắp sụp đổ, với một thỏa thuận mới ... |
Đằng sau cuộc không kích bí ẩn
Thông điệp từ cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Syria năm 2007 là Israel sẽ không chấp nhận bất kỳ công trình nào đe ... |
Quân đội Syria tuyên bố giải phóng Đông Ghouta
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ chủ trì cuộc hội nghị 3 bên về Syria vào ngày 4-4, với sự tham dự ... |