Đến hẹn lại lên, sau mỗi kì thi THPT quốc gia, mùa tuyển sinh ĐH, cả nước lại tưng bừng tổ chức các lễ khen thưởng, vinh danh “thủ khoa”. Để rồi sau đó, các thủ khoa đi đâu, làm gì, hầu như không ai quan tâm nữa.
Đến hẹn lại lên, sau mỗi kì thi THPT quốc gia, mùa tuyển sinh ĐH, cả nước lại tưng bừng tổ chức các lễ khen thưởng, vinh danh “thủ khoa”. Để rồi sau đó, các thủ khoa đi đâu, làm gì, hầu như không ai quan tâm nữa.
Người Việt trọng sự học, trọng khoa bảng, chức danh. Ngày xưa đậu ông nghè, ông cống được cả cộng đồng tôn vinh. Chức danh thủ khoa (đứng đầu kì thi hương) cũng rất được trọng vọng, gắn luôn với tên người đậu.
Tuy nhiên, ngày xưa số người đậu đại khoa, thủ khoa rất ít, do vài năm mới có một đợt thi, tỉ lệ người đi học thấp và dân số cũng ít. Còn hiện nay, danh xưng thủ khoa đang ngày càng lạm phát.
Ở trường ĐH, có thủ khoa đầu vào (tuyển sinh) và thủ khoa đầu ra (tốt nghiệp), mỗi chuyên ngành có một thủ khoa, có hàng trăm trường ĐH nên số lượng người được gọi là thủ khoa rất nhiều. Nghịch lý là có những em đạt điểm thủ khoa ở trường này, nhưng tổng điểm 3 môn xét tuyển lại không trúng tuyển ở trường khác.
Nhiều trường gọi các em có điểm cao nhất ở các kì thi tuyển sinh THPT, thi học sinh giỏi các cấp, thậm chí thi thử ĐH..., tất tần tật đều là thủ khoa. Mặt khác, trong khi thi cử đang dính tiêu cực như hiện nay, danh xưng thủ khoa nhiều khi cũng đáng ngờ.
Vinh danh những học sinh có kết quả học tập tốt là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ ồn ào tôn vinh các thủ khoa, rồi khen thưởng những em đạt điểm cao trong tổ hợp 3 môn xét tuyển ĐH, sẽ dẫn đến ngộ nhận điểm cao là mục đích của sự học.
Trong khi, kết quả của công việc, thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật, sáng chế... đem lại sự thay đổi tích cực đối với cộng đồng mới là mục tiêu thực sự của giáo dục.
Chúng ta đã thấy được những hậu quả, hệ lụy của nền giáo dục chạy theo thành tích, điểm số, hư danh, thành tích ảo. Nhiều sinh viên điểm thi cao vút nhưng năng lực thực sự không có gì nổi bật, thậm chí không đáp ứng yêu cầu công việc; tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại sinh viên...
Làm gì để phát triển nền giáo dục “thực học-thực nghiệp” mà các bậc tiền bối đã nêu ra cách đây hàng trăm năm, đang là trăn trở lớn.
Thiết nghĩ, cộng đồng cần có sự thay đổi về cách nhìn, quan niệm đối với thành tích trong giáo dục.
Nên chăng, đối với các học sinh đạt điểm cao trong tuyển sinh ĐH mà nhiều nơi gọi là thủ khoa, các cấp chính quyền chỉ tuyên dương, động viên chứ không thưởng tiền; chỉ hỗ trợ vật chất cho những học sinh khó khăn và các dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ Giáo dục sẽ kiên quyết cấm học lệch, ngăn chặn bệnh thành tích
Liên quan đến vấn đề đại biểu chất vấn về "bệnh thành tích trong giáo dục", "trường chuẩn quốc gia mà chưa phải chuẩn", "học ... |
Đại học sư phạm chỉ tuyển học sinh giỏi: “Sang chảnh” không hợp thời
Một dự thảo vừa được Bộ GD-ĐT xin ý kiến rộng rãi là các trường Đại học sư phạm chỉ tuyển sinh đối với những ... |