Tai nạn thảm khốc ở Hải Dương: Thiết kế bẫy dân?

(Tin tức thời sự) - Nguyên nhân xe tải đâm vào đoàn cán bộ khiến 16 người thương vong ở Hải Dương cũng có lỗi từ đơn vị thiết kế cầu vượt, tạo bẫy cho người dân.

tai nan tham khoc o hai duong thiet ke bay dan Tai nạn thảm khốc ở Hải Dương: Không có đường gom do thiếu tiền

Hải Dương đã nhiều lần đề nghị Bộ GTVT làm đường gom vào bên trong đường sắt, nhưng do không bố trí được kinh phí ...

tai nan tham khoc o hai duong thiet ke bay dan Lời khai rợn người của tài xế gây tai nạn thảm khốc khiến 8 người chết ở Hải Dương

Tài xế Lương Văn Tâm khai sử dụng ma túy từ nhiều ngày trước, khi lái xe hắn đang ngủ gật, giật mình tỉnh dậy ...

Vi phạm hành lang an toàn giao thông

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Hưng - Giám đốc một đơn vị chuyên thiết kế, tư vấn xây dựng giao thông tại TP. Hà Nội bày tỏ với Đất Việt trước vụ tai nạn thảm khốc trên QL5, thuộc xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Hải Dương.

Ông Hưng phân tích, theo Luật Đường sắt, chiều rộng giới hạn tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắt trong khu gian; tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 mét đối với đường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang phải bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông và phù hợp với cấp đường ngang.

tai nan tham khoc o hai duong thiet ke bay dan

Cầu đường bộ bắc ngang QL5 vi phạm lỗi thiết kế, vô tình tạo ra bẫy đưa người dân vào nguy hiểm.

Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5 mét và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3 mét.

Đối với đường bộ cao tốc, QL5 là đường cấp I nên hành lang an toàn mỗi bên phải có độ rộng 3m. Trong phạm vi 3m đó phải đảm bảo thông thông thoáng, không làm đường bộ, trồng cây khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

"Từ những quy định đó, bằng mắt thường nhìn thấy có thể dễ dàng nhận ra cầu đường bộ qua QL5 lại làm lối lên xuống ở ngay giữa QL5 và đường sắt đã vi phạm thiết kế.

Không những thế, lối lên xuống này còn không làm đường dân sinh cho người dân, buộc người lên xuống cầu vượt phải đi bộ ra đường QL5 đã vô tình tạo lên cái bẫy nguy hiểm cho người dân" - ông Hưng nói.

Nhan nhản khắp nơi

Ông Hưng nói thêm, không có nước nào trên thế giới thiết kế cầu đường bộ vượt quốc lộ như ở Việt Nam.

Trên tuyến QL5 nối TP. Hà Nội với TP. Hải Phòng có rất nhiều cầu vượt được thiết kế tương tự như cây cầu ở xã Kim Lương, huyện Kim Thành. Hay như chuyện vỉa hè khắp nơi bị lấn chiếm, buộc người dân phải đi bộ dưới lòng đường...

"Mỗi lần đi qua tuyến QL5, đến cầu đường bộ này tôi không khỏi giật mình vì thi thoảng có một tốp người đi bộ từ trên cầu xuống, phải di chuyển trên làn xe thô sơ mới vào được đường dân sinh.

Điều này vừa gây mất tầm nhìn cho tài xế, vừa tạo ra chướng ngại vật, nếu tài xế mới di chuyển lần đầu trên tuyến đường này thì không tránh khỏi... giật mình" - ông Hưng chia sẻ.

tai nan tham khoc o hai duong thiet ke bay dan

Làm đường lên xuống nhưng không thiết kế lối đi riêng cho người dân.

TS Nguyễn Văn Tùng - Khoa Xây dựng Cầu đường, Đại học Xây dựng cũng cho rằng, ngoài nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương do tài xế sử dụng ma túy đá trong nhiều ngày liền dẫn đến tinh thần không tỉnh táo thì cũng có một phần nguyên nhân sâu xa đến từ thiết kế cầu vượt đường bộ gần vụ tai nạn.

Vị trí cầu đường bộ qua QL5 chỉ cách vụ tài nạn chừng 20m. Nhóm cán bộ xã Kim Lương phải đi bộ trên đường QL5 để di chuyển lên cầu. Điều này rất nguy hiểm, khi đây là tuyến đường thường xuyên có xe trọng tải nặng lưu thông với tốc độ cao.

"Nếu không thiết kế lối lên xuống ở đường QL5 thì có lẽ vụ tai nạn này đã không xảy ra. Tâm lý tham gia giao thông của người dân Việt Nam là cứ thấy tiện, nhanh chóng là đi vào, dù biết nơi đó nguy hiểm.

Người làm thiết kế phải tính toán, nhìn nhận được sự nguy hiểm có thể xảy ra để lường trước được điều này" - ông Tùng nói.

Trước khi xảy ra vụ tai nạn ở xã Kim Thành, khu vực này đã là "điểm đen" của tai nạn giao thông vì tình trạng lên, xuống của người dân trên cầu vượt đường bộ. Điều đó được TS Nguyễn Văn Tùng lấy làm minh chứng cho việc lỗi thiết kế.

"Lỗi này trước tiên thuộc đơn vị tư vấn, thiết kế dự án. Sau nữa là đơn vị thẩm định dự án trước khi đồng ý đưa vào triển khai. Còn người dân, người tham gia giao thông chỉ là nạn nhân" - ông Tùng thẳng thắn nói.

Theo ông Tùng, để tránh những vụ tai nạn thảm khốc khác có thể xảy ra trong tương lai, ngoài việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông thì cũng cần khắc phục những lỗi thiết kế tương tự, còn với những công trình đã xây dựng cần có phương pháp xử lý như chặn ngay lối lên, xuống ngay giữa đường như cầu vượt ở xã Kim Lương.

Vân Nam

/ http://baodatviet.vn