Sai phạm Thủ Thiêm do 'lãnh đạo bảo ký': Có phổ biến?

 Hiện đang tồn tại những quy trình "đi ngang", "làm tắt", ký văn bản chỉ sau một cú điện thoại, một câu lệnh miệng...

Việc nào ra việc đó...

Dư luận đang rất quan tâm tới những sai phạm trong quy hoạch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được Thanh tra Chính phủ công bố. Đáng nói, khi trả lời về trách nhiệm những người tham gia ký vào bản thay đổi quy hoạch lại lấy lý do "ký theo chỉ đạo", "ký vì được lãnh đạo giao".

sai pham thu thiem do lanh dao bao ky co pho bien

Nhiều sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm được công bố. Ảnh Dân Trí

Hiện tượng này cũng từng xảy ra trong quá trình cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn, khi cùng lúc có tới hai văn bản chỉ đạo CPH được ban hành, hậu quả là tài sản nhà nước đã lọt vào tay tư nhân với giá bèo bọt, gây thất thoát nghiêm trọng nguồn lực của đất nước. Nhưng khi nhắc tới trách nhiệm, cụm từ "ký theo chỉ đạo" lại được sử dụng một cách nhuần nhuyễn.

Đây chỉ là hai trong số nhiều vụ việc diễn ra trong thời gian gần đây. Trước đó, khi xét xử trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, người ta cũng nghe nhiều cụm từ "rút tiền theo chỉ đạo", "chúc Tết theo chỉ đạo"... Vậy, vì sao cứ khi xảy ra sai phạm, người có liên quan tới chữ ký đều nói làm theo chỉ đạo như vậy? Lý giải hiện tượng trên, nhiều ĐBQH đều cho rằng giải thích trên không sai nhưng dư luận lại không thể chấp nhận được.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nói: "Về nguyên tắc, khi thực hiện ký ban hành một văn bản thì người ký cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

Tuy nhiên, người lãnh đạo đứng đầu địa phương là Chủ tịch UBND, là Bí thư tỉnh ủy, là các giám đốc sở, ban, ngành... cũng phải chịu trách nhiệm chính. Ở đây là trách nhiệm của người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền địa phương quản lý.

Tôi nhấn mạnh, một ông KTS trưởng hay một lãnh đạo sở không thể tự ý ký ban hành văn bản khi chưa có chỉ đạo từ cấp trên. Về quy trình là phải rất rõ ràng như vậy", ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói rõ.

Đó là về nguyên tắc, còn trên thực tế, ông Nguyễn Anh Sơn - nguyên ĐBQH đoàn Nam Định cũng thừa nhận hiện tượng quanh co, đổ lỗi khi xảy ra sai phạm đang là phổ biến. Hầu hết đều với lý do "đúng quy trình", "làm theo chỉ đạo của cấp trên"....

Ông Sơn cho rằng, những lý do trên xuất phát từ thực tế "đi ngang", "làm tắt" của một số lãnh đạo cơ quan, bộ, ngành và địa phương dẫn tới việc xảy ra sai phạm người ta không biết ai đúng, ai sai và tìm lỗi ở đâu.

Từ hiện tượng trên, ông Sơn cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại các quy trình trong ban hành văn bản.

Vấn đề tiếp theo, ông Nguyễn Anh Sơn cho rằng cần phải xem xét lại công tác tổ chức cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính.

Ông Sơn nói: "Có một thực tế là, người thẳng thắn, thật thà thì thua thiệt, người giỏi luồn lách, nịnh nọt thì được lợi.

Từ tâm lý trên, đã dần hình thành một lớp cán bộ "không dám phản biện", thấy sai không dám nói, hoặc nói cũng rất yếu ớt, nói cho xong trách nhiệm... không còn bản lĩnh của một người cán bộ nữa.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ không có đủ trình độ, năng lực, có những người không biết sai ở đâu để tham mưu, góp ý cho lãnh đạo.

Tôi lấy ví dụ như vụ việc ở Thủ Thiêm, khi xem xét trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch chỉ cần xem lại trách nhiệm, quyền hạn của KTS như thế nào? Có quyền tham mưu tới đâu và được thực hiện những việc gì...? Rồi trong quá trình thực hiện điều chỉnh phải qua các bước nào, đã lấy ý kiến của ai... tất cả đều phải được thể hiện bằng văn bản chỉ đạo rất cụ thể, rõ ràng, lúc đó sẽ rõ ngay trách nhiệm của ai, ai phải chịu trách nhiệm tới đâu?.

Ở cả hai trường hợp, nếu KTS trưởng của thành phố ký theo chỉ đạo, ký không biết nội dung thì có nghĩa là ông không đủ năng lực, trình độ, không có đủ bản lĩnh để đảm nhận một chức vụ quan trọng như vậy. Ở trường hợp này, trách nhiệm của KTS trưởng là không thể chối cãi, ở một vị trí như vậy mà nói không biết, ký vì được giao là sai rồi.

Còn về phía lãnh đạo, việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu cũng không khó. Tôi chỉ lấy ví dụ như trong sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa rồi, là người quản lý mà anh không quản lý được, không giải quyết được thì tránh nhiệm đó là của tư lệnh ngành.

Vụ việc Thủ Thiêm cũng vậy, nếu xác định có những văn bản chỉ cố tình làm sai thì xử lý được ngay. Còn trường hợp, chỉ đạo nóng, chỉ đạo qua điện thoại thì cần phải điều tra, chứng minh các bằng chứng liên quan để làm cho rõ trách nhiệm của từng người, từng cấp.

Làm sao cứ để xảy ra chuyện rồi lại giải thích lý do này, lý do khác? Tôi nói thật là người dân người ta không nghe lọt đâu", ông Sơn chỉ rõ.

sai pham thu thiem do lanh dao bao ky co pho bien Thanh tra kết luận sai phạm dự án Khu đô thị Thủ Thiêm: Nguyên Chủ tịch TP.HCM nói gì?

Ông Võ Viết Thanh - nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM có những chia sẻ sau khi Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm ...

sai pham thu thiem do lanh dao bao ky co pho bien \'Người dân Thủ Thiêm phải được bồi thường\'

"Người dân Thủ Thiêm không sai. Vì vậy, họ phải được bồi thường. TP.HCM cần áp dụng các quy định hiện hành để khôi phục ...

/ http://baodatviet.vn