Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Tây Tạng, dọa "cấm cửa" quan chức Trung Quốc

Dự luật yêu cầu cho phép công dân Mỹ tới Tây Tạng và dọa cấm quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách Tây Tạng tới Mỹ.

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc

Cung điện Potala ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Ảnh: AFP.

Quốc hội Mỹ tuần này biểu quyết thông qua dự luật yêu cầu Trung Quốc cho phép các nhà ngoại giao, nhà báo và du khách Mỹ được tới Tây Tạng, AFP đưa tin. Dự luật được đưa ra sau nhiều năm Mỹ bày tỏ lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền ở khu vực sinh sống chủ yếu của những người theo đạo Phật, nơi du khách nước ngoài thường được yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt để tới thăm.

Dự luật nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng yêu cầu Bộ Ngoại giao xác minh mỗi năm Trung Quốc có cấp giấy phép vào Tây Tạng và các khu vực dân tộc Tây Tạng tương xứng với cách Bắc Kinh đối xử với những khu vực còn lại của đất nước hay không. Nếu những hạn chế vẫn còn đối với người Mỹ đang tìm cách tới Tây Tạng, Bộ Ngoại giao sẽ phải cấm quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách này tới Mỹ.

Nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cho biết dự luật là "sự công bằng cơ bản". "Công dân Trung Quốc được quyền tới Mỹ và tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, việc không thể chấp nhận được là sinh viên, nhà báo hoặc các nhà ngoại giao Mỹ không thể tới Tây Tạng, bao gồm cả người Mỹ gốc Tây Tạng chỉ muốn đến thăm cội nguồn của họ", Menendez nói.

Dự luật cần chữ ký của Tổng thống Donald Trump để chính thức trở thành luật. Điều này được cho là không khó bởi đảng Cộng hòa của Trump rất ủng hộ dự luật. Global Times chỉ trích dự luật Tây Tạng, cáo buộc Mỹ áp đặt tiêu chuẩn kép, thậm chí đa tiêu chuẩn về nhân quyền, chỉ ra việc Washington đã rút khỏi Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì cơ quan này chỉ trích Israel, một đồng minh của Mỹ.

Matteo Mecacci, chủ tịch của Chiến dịch quốc tế về Tây Tạng, nhận định dự luật này khác với căng thẳng thương mại vì nó sẽ trở thành một phần của luật pháp Mỹ. "Chắc chắn đây là một bước tiến quan trọng bởi vì bây giờ nó rõ ràng nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc", Mecacci nói.

Dự luật được thông qua trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng vì các vấn đề thương mại và vụ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu với cáo buộc vì phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran. Trump tuyên bố ông có thể can thiệp trường hợp của Mạnh Vãn Chu nếu điều đó tốt cho thỏa thuận thương mại song phương và an ninh quốc gia.

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc Khám phá những huyền bí của Tây Tạng và nghệ thuật sinh tử

Bí ẩn của truyền thuyết Phật sống hóa thân chuyển thế, ý nghĩa lá cờ Lungta, những nét văn hóa vùng Tây Tạng được thể ...

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc Lý do Ấn Độ, Nhật Bản “mạnh tay” tăng chi phí quân sự

Một báo cáo về chi tiêu vũ khí toàn cầu gần đây tiết lộ Ấn Độ và Nhật Bản đã tăng chi tiêu quân sự ...

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc Trung Quốc xây dựng hệ thống làm mưa nhân tạo rộng gấp 3 Tây Ban Nha

Từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã tạo ra 55 tỷ tấn mưa nhân tạo mỗi năm và hiện nước này đang bắt tay ...

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc Quan chức Trung Quốc nói người Tây Tạng coi ông Tập là \'Bồ tát sống\'

Bí thư tỉnh Thanh Hải cho hay người dân tộc thiểu số trong vùng gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "Bồ tát ...

quoc hoi my thong qua du luat tay tang doa cam cua quan chuc trung quoc Hỏa hoạn tại chùa thiêng ở Tây Tạng

Ngôi chùa được UNESCO công nhận là di sản thế giới không bị hư hại nghiêm trọng sau khi một đám cháy diễn ra.