Quân đội Mỹ lại khủng hoảng?

Việc bảo dưỡng hoặc thay thế máy bay quân sự chịu thiệt thòi trong bối cảnh chiến tranh kéo dài, tốn kém ở Iraq và Afghanistan

Phi đội máy bay quân sự Mỹ vừa trải qua khoảng thời gian tồi tệ. Từ khi chiếc F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ rơi bên ngoài TP Key West, bang Florida hôm 14-3 khiến cả 2 phi công tử vong, thêm một số vụ tai nạn máy bay đã xảy ra, tước đi sinh mạng hàng chục người.

Chuyện bất thường

Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4-2018, một loạt vụ rơi máy bay quân sự ở 3 bang nước Mỹ đã làm 7 người chết - gồm 1 phi công của không lực Mỹ, 4 lính thủy đánh bộ và 2 binh sĩ. Ngoài ra, 2 vụ tai nạn liên quan đến lực lượng lính thủy đánh bộ xảy ra hôm 3-4 khiến một cuộc diễn tập bị hủy bỏ dù không gây ra thương vong, theo hải quân Mỹ. Trước đó, 2 sự cố không gây chết người khác liên quan đến trực thăng đã xảy ra - chiếc Osprey của không lực Mỹ ngày 19-3 và chiếc CH-53 Super Stallion của lính thủy đánh bộ ngày 23-3.

Các tai nạn dường như không liên quan với nhau nói trên xảy ra không lâu sau khi 1 trực thăng rơi ở Iraq làm chết 7 quân nhân Mỹ hôm 15-3. Giới chức quân sự cho biết vào thời điểm đó, chiếc máy bay xấu số dường như không bị trúng hỏa lực của kẻ thù.

Ngược dòng thời gian, trong 3 tháng cuối năm 2017, 4 tai nạn máy bay nghiêm trọng đã xảy ra khiến 12 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Như thế, với gần 30 người thiệt mạng trong vòng 6 tháng, dư luận cho rằng đó không thể là chuyện bình thường.

Sau vụ trực thăng Apache rơi tại căn cứ quân sự Fort Campbell ở bang Kentucky hôm 6-4, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Mac Thornberry gọi hàng loạt sự cố gần đây là "chuyện đau lòng", đồng thời nhận xét tính sẵn sàng của quân đội Mỹ đang "khủng hoảng".

Cựu phi công hải quân Mỹ William Angelley, giờ là luật sư chuyên xử lý các vụ rơi máy bay suốt hơn 2 thập kỷ, cũng thừa nhận chưa bao giờ ông chứng kiến nhiều trục trặc đến thế liên quan đến quân đội Mỹ trong thời gian ngắn như vậy. "Sự thiệt mạng của quân nhân chưa bao giờ là điều bình thường. Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng từng vụ việc" - tướng Kenneth McKenzie nói tại một cuộc họp báo gần đây ở Lầu Năm Góc.

Các nhà điều tra quân đội Mỹ đang tìm hiểu xem những vụ tai nạn có điểm chung gì hay không: Nguyên nhân có phải do chưa được huấn luyện đầy đủ, máy móc trục trặc hay lỗi của phi công? Thời tiết xấu hoặc hành động của kẻ thù có liên quan gì? Có loại máy bay nào gặp tai nạn nhiều hơn bình thường không?

Theo báo Washington Examiner, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ dường như bị thiệt hại nhiều nhất trong những sự cố máy bay quân sự gần đây. Họ đã mất 20 người trong 3 vụ tai nạn năm 2017. Bi thảm nhất là vụ nổ máy bay KC-130 trên không hồi tháng 7-2017 khiến 16 lính thủy đánh bộ thiệt mạng. Đến ngày 3-4 vừa qua, thêm 4 người thiệt mạng khi chiếc trực thăng CH-53 rơi xuống sa mạc ở California trong lúc huấn luyện.

Mỗi vụ tai nạn liên quan đến một loại máy bay khác nhau và xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau. "Chúng tôi đang điều tra thấu đáo để ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai" - đại úy Sarah Burns, người phát ngôn lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, nhấn mạnh.

quan doi my lai khung hoang

Chiếc F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ gặp nạn bên ngoài TP Key West, bang Florida hôm 14-3 Ảnh: AP

quan doi my lai khung hoang

Chiếc trực thăng HH-60 rơi xuống biên giới Syria - Iraq ngày 16-3 Ảnh: UVMONLINE

Thiếu tiền?

Căn cứ dữ liệu của quân đội Mỹ, không ít vụ được xếp vào danh mục "tai nạn loại A" - tức dẫn đến chết người, thương tật vĩnh viễn, phá hủy máy bay hoặc gây thiệt hại hơn 2 triệu USD.

Ông Rick Nelson - cựu viên chức hải quân Mỹ từng phụ trách chương trình an ninh nội địa, chống khủng bố tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) - cho rằng việc bảo dưỡng hoặc thay thế máy bay quân sự chịu thiệt thòi trong bối cảnh xảy ra những cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém ở Iraq, Afghanistan. Theo ông, Washington đang tập trung chi tiền cho chiến tranh thay vì cho mua sắm khí tài mới.

Theo dữ liệu của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, gần phân nửa máy bay hải quân nước này không thể hoạt động do những vấn đề bảo dưỡng và trục trặc liên quan đến phụ tùng thay thế. Trong khi đó, 80% phi đội lính thủy đánh bộ không có đủ máy bay và trực thăng sẵn sàng sử dụng. Ủy ban này cho biết một máy bay của không lực Mỹ có tuổi trung bình gần 30 năm, trong khi hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ chỉ mới có 50% số máy bay cần thiết cho hoạt động huấn luyện và tham gia chiến dịch quân sự.

Trong lúc hàng không dân dụng ngày một an toàn hơn, quân đội Mỹ chưa bao giờ tiến gần được thành tích của ngành này - vốn quy định máy bay chỉ được phép hoạt động trong những điều kiện tốt nhất và theo các quy định bảo dưỡng, tuân thủ những quy định bảo trì, vận hành nghiêm ngặt của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Theo chuyên gia Jerry Hendrix của Trung tâm Vì an ninh Mỹ mới (CNAS), quan niệm "làm nhiều hơn với ít trang thiết bị quân sự hơn" có từ thời chiến tranh khiến quân đội Mỹ kéo dài thời gian hoạt động của máy bay quân sự. Chẳng hạn, một chiến đấu cơ F-18 có thể được thiết kế để bay 6.000 giờ nhưng quân đội Mỹ tìm cách để nó bay thêm hàng ngàn giờ nữa.

quan doi my lai khung hoang Triều Tiên muốn phi hạt nhân hóa không kèm điều kiện tiên quyết

Seoul cho biết Bình Nhưỡng không yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc hay các điều kiện khác cho quá trình phi hạt ...

quan doi my lai khung hoang Chiến dịch Campuchia: “Gậy ông đập lưng ông” của Mỹ ở Việt Nam

Năm 1970, Quân đội Mỹ cùng phối hợp với quân đội Sài Gòn đã tổ chức một cuộc tấn công sang đất Campuchia nhắm vào ...

quan doi my lai khung hoang Mỹ dùng 2 tàu khu trục “đánh lừa” Nga và Syria?

Hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Winston Churchill và USS Donald Cook là một phần trong kế hoạch tấn công Syria của ...

quan doi my lai khung hoang Toàn cảnh hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị tấn công tên lửa Syria một lần nữa gây chú ý về sự hiện diện của quân ...

NGÔ SINH

/ http://nld.com.vn