Với những bước đi thắt chặt quan hệ Nga-Thổ ở Syria gần đây, cuộc họp thượng đỉnh nhằm "lấy lòng" Ankara của châu Âu dường như chỉ là nỗ lực trong tuyệt vọng.
Với những bước đi thắt chặt quan hệ Nga-Thổ ở Syria gần đây, cuộc họp Thượng đỉnh nhằm "lấy lòng" Ankara của châu Âu dường như chỉ là nỗ lực trong tuyệt vọng.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai ở Afrin. |
Tất cả mọi sự chú ý giờ đây đang tập trung vào Thổ Nhĩ Kỳ khi quân đội nước này vừa đánh bại Lực lượng Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd (YPG) ở Afrin, Syria.
"Chiến dịch Nhành Olive của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ ngày 20/1 đã kết thúc ngày thứ 58 với một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ treo trên trung tâm thành phố Afrin", báo cáo từ Al-Monitor cho biết.
Dưới sự càn quét của Ankara cùng với sự hỗ trợ có phần hời hợt của Mỹ, các chiến binh YPG đã phải rời bỏ Afrin, trở lại thành phố Manbij do người Kurd kiểm soát và tiếp tục các hoạt động tại đây.
Theo giới phân tích, chính quyền Erdogan có thể đang lên kế hoạch thọc sâu vào Manbij nếu Mỹ vẫn bảo hộ các hoạt động của YPG ở đó. Theo các báo cáo mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng quân sự nước này đang ngày càng tiến gần hơn đến nơi đóng quân của Mỹ.
Diễn biến mới nhất ở Syria đã càng làm chia rẽ thêm quan hệ giữa phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ. trong khi hai người bạn mới Nga-Thổ đã có những hướng đi thắt chặt hơn nữa quan hệ trong tương lai.
Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trái ngược hẳn với quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, khi Moscow và Ankara cam kết điều phối sự khác biệt thông qua các cuộc đàm phán thường xuyên và cấp cao.
Không chỉ tìm thấy sự đồng thuận ở Syria, hai nước đang làm sâu sắc hơn quan hệ về mặt kinh tế.
Nổi bật trong đó là ý định mua tổ hợp tên lửa tân tiến S-400 Triumph của Nga - quyết định gây chấn động đối với Washington.
Moscow và Ankara đang cộng tác với hai dự án lớn: Nhà máy hạt nhân do Nga xây dựng ở Akkuyu, thuộc tỉnh Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ và Turkish Stream, một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen.
Nhà máy hạt nhân Akkuyu là dự án chung lớn nhất, tượng trưng cho quan hệ chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ sở này sẽ có công suất 4.800 megawatt và sẽ tiêu tốn chi phí khoảng 20 tỷ USD.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, dự án Akkuyu dự kiến đi vào phục vụ vào năm 2023 – thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù tiến độ này được cho là sẽ khó hoàn thành kịp. Ankara sẽ phụ thuộc nhiều vào Moscow về đào tạo nhân lực và cung cấp nhiên liệu hạt nhân.
Vì vậy, mặc dù mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể không phải là liên minh thực sự, nhưng các quốc gia này chắc chắn sẽ trở thành những đối tác gần gũi, cũng như bản thân Ankara sẽ mang lại cho Moscow những lợi ích địa chính trị mạnh mẽ.
Phương Tây nỗ lực trong tuyệt vọng
Cuộc gặp châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá sẽ không mang lại hiệu quả. |
Varna, Bulgaria sẽ là nơi cuộc gặp gỡ giữa các quan chức châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào ngày 26/3, với hy vọng sẽ một lần nữa sẽ cố gắng thu hẹp lại sự rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.
Nhưng theo Tiến sĩ Simon A. Waldman từ trung tâm Chính sách Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu dường như đã không còn cơ hội để bù đắp.
Có quá nhiều vấn đề nổi bật đang làm nản lòng cả hai, trong đó quan trọng nhất là về mặt định hướng chiến lược, điều khiến cho giới phân tích không ngạc nhiên khi cánh tay hai bên không còn nắm chặt.
Về mặt này, Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu có những ưu tiên hoàn toàn khác nhau.
Như những gì vẫn thường tuyên bố trên truyền thông, cái gọi là “sự trỗi dậy của Nga”, cùng với khủng bố IS ở Trung Đông được coi là những mối đe dọa an ninh lớn nhất mà châu Âu hay phương Tây đối mặt hiện tại.
Nhưng mối quan tâm an ninh chính của Ankara lại hoàn toàn khác. Không phải IS, Nga hay Iran, thứ khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngủ không yên mỗi đêm là Đảng Lao động người Kurd (PKK) với tham vọng ly khai và tiến hành hoạt động bạo lực ở phía Đông Nam đất nước.
Mối đe doạ chính khác của Ankara là phong trào Gulen, tín đồ của nhà truyền đạo người Hồi giáo tự xưng Fethullah Gulen, cư ngụ tại Pennsylvania. Nhân vật này bị đổ lỗi cho việc cài cắm thân tín vào các cơ quan nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ vì các mục đích bất chính bao gồm cả cuộc đảo chính không thành vào tháng 7/2016.
Điều đáng chú ý là cả hai phong trào PKK lẫn phong trào Gulen đều là mối quan tâm an ninh riêng của Thổ Nhĩ Kỳ và không phải là một mối đe dọa chung đối với châu Âu hoặc Mỹ.
Kẻ thù chung duy nhất của cả phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ là IS, nhưng điều mâu thuẫn ở đây là việc Thổ Nhĩ Kỳ lại ưu tiên đánh bại YPG - đối tác tốt nhất của phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lại coi châu Âu và Mỹ là kẻ thù của mình. Phương Tây bị cáo buộc hợp tác với những tổ chức khủng bố (theo quan điểm của Ankara) và ủng hộ nỗ lực đảo chính năm 2016.
Phương Tây là mối đe dọa an ninh chính của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sau PKK và phong trào Gulen.
Đây là lý do tại sao từ năm 2016, Ankara đã bắt tay chặt hơn với Tổng thống Vladimir Putin của Nga. Tổng thống Erdogan và các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp mặt đối tác Nga nhiều lần.
Mặc dù tầm ảnh hưởng của Moscow ngày càng lớn trong khu vực, nhưng Nga chia sẻ với Thổ Nhĩ Kỳ một kẻ thù chung - phương Tây.
Các lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang hoạt động theo các hướng đối nghịch nhau. Họ không chia sẻ cùng một kẻ thù và kết quả là có các đồng minh khác nhau.
Do đó, các cuộc họp cứu vãn tình hình hiện tại ở các hội nghị thượng đỉnh quốc tế và hội nghị chuyên đề mà phương Tây đang cố gắng được cho là không có hiệu quả.
Washington thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ bỏ S-400 Nga để mua Patriot Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ thảo luận với Mỹ về việc mua bán hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot thay vì mua S-400 ... |
Phiến quân Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bất ngờ bị tấn công “ẩn danh” ở Bắc Syria
Một số tay súng không rõ danh tính đã tiến hành đột kích một cơ sở chỉ huy của lực lượng chiến binh do Thổ ... |
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố kiểm soát thành phố Syria
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân Quân đội Syria Tự do đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Afrin, bắc Syria từ tay ... |