“Vì sao hàng hóa khi xuất ra nước ngoài thì chúng ta lựa chọn những hàng ngon nhất, chất lượng cao nhất, còn hành vi của mỗi người, rất nhiều thói xấu của người Việt vẫn bị xuất khẩu?’.
Được yêu cầu không chạm vào hoa, một phụ nữ vẫn nhảy cả vào vườn hoa, choàng quang gánh lên để chụp ảnh. Ảnh chụp tại lễ hội hoa hồng tại Hà Nội 2017 - Thúy Hằng
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Công ty Lửa Việt Tours đặt câu hỏi như vậy khi trao đổi với phóng viên Thanh Niên.
Ông Mỹ cho rằng, không thể phủ nhận những hình ảnh đẹp của người Việt xây dựng ở nhiều quốc gia, nhưng bên cạnh đó, còn nhiều thói quen xấu, hành vi xấu, những tệ nạn mà nhiều người không ngần ngại thực hiện nó ở nước ngoài.
“Tôi có cảm giác rằng, viết vẽ bậy như là “đặc sản văn hóa” của chúng ta vậy, từ trẻ em học tiểu học tới thanh niên học trung học, đại học, vẽ lên sách vở, bàn ghế; nhiều thanh niên ra ngoài viết lên cây cổ thụ, lan can cầu, bia đá, di tích, mang sơn đi phun graffiti khắp các công trình công cộng… Nhiều người Việt chúng ta coi đó chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ”, nhưng khi ra nước ngoài, những chuyện này rất lớn, nghiêm trọng, có thể bị quy kết tội phá hủy tài sản cá nhân, hoặc tài sản quốc gia”, ông Mỹ thẳng thắn.
Theo Chủ tịch Công ty Lửa Việt Tours, giải pháp hiệu quả nhất, đó là phải xử phạt thật nghiêm với những hành vi vi phạm. Bởi không chỉ vi phạm luật pháp ở nước ngoài, những hành vi này còn làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam.
“Vi phạm ở quốc gia nào, sẽ chịu sự nghiêm trị của luật pháp quốc gia đó. Sau đó, khi trở về Việt Nam cần phải tiếp tục có những chế tài xử phạt, phạt tiền hay phạt tù, nếu quá số lần giới hạn có thể cấm xuất cảnh… Chúng ta cần nghiêm khắc hơn, không dừng lại ở mức lên án nữa, mà phải mạnh tay khi xử phạt, có như vậy mới khiến cho những hành vi xấu không còn bị lặp lại”, ông Mỹ nói.
|
Một lãnh đạo doanh nghiệp du lịch khác tại TP.HCM (yêu cầu được giấu tên) chia sẻ với phóng viên Thanh Niên một số câu chuyện đáng buồn, đó là hành xử thiếu lịch sự của một số người khi đi du lịch ở ngoài, dù họ giữ nhiều vị trí quan trọng ở các công ty, các sở ngành ở nhiều tỉnh thành.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp du lịch này, mỗi một cá nhân khi bước chân ra khỏi biên giới đất nước mình, hãy cố gắng làm tốt nhất những gì mình có thể, bởi mình đang đại diện cho hình ảnh quốc gia mình, đó là trách nhiệm của công dân với quốc gia, dân tộc. Đồng thời, lãnh đạo này cũng đề nghị, để tăng tính răn đe, để mỗi người dân hình thành cho mình thói quen, hành vi đúng chuẩn mực ngay trong nước, thì luật pháp, chế tài xử phạt cần mạnh tay.
“Nói ví dụ như chuyện ai thả rông chó, mèo nuôi ra phố để phóng uế bậy sẽ bị xử phạt; ai xả rác, phóng uế, tiểu tiện bậy cũng sẽ bị phạt, thế nhưng ai giám sát việc họ vi phạm và bắt buộc họ đóng phạt, chúng ta đã làm chặt chẽ hết chưa? Hôm vừa rồi tôi đọc được một diễn đàn trao đổi trên một tờ báo “Nói không với xả rác”. Bây giờ đừng hô hào theo kiểu “nói không” nữa. Phải dựa trên luật pháp, xử phạt thật nặng, thật nghiêm, để ai cũng sợ và không bao giờ tái phạm”, lãnh đạo này lên tiếng.
Anh Nguyễn Trường Giang, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên tại Úc cho rằng: "Cần tăng cường giáo dục ngay trong môi trường gia đình, nhà trường, ngay từ khi con bạn còn rất nhỏ về vấn đề văn hóa, đạo đức. Khi bạn chăm chút, uốn nắn cho con từ nhỏ, dạy con từ những việc rất nhỏ như để rác đúng nơi quy định, không đi tiểu bừa bãi, gặp ai cũng chào hỏi lịch sự... tôi tin rằng con bạn lớn lên sẽ trở thành những công dân văn minh, lịch sự có văn hóa. Tất cả mọi việc trên đời này, thành công hay thất bại ra sao đều do giáo dục mà nên".
\'Mỗi công dân là một đại sứ du lịch, lan tỏa những điều tốt đẹp\' Anh Nguyễn Anh Tú, HLV bộ môn bắn súng Hải Phòng, người từng tham gia nhiều chuyến tập huấn, thi đấu ở nhiều quốc gia cho biết, sẽ phiến diện và chụp mũ nếu nói cứ ở đâu có người Việt ở đó có thói quen xấu. "Ở đâu cũng có người xấu, kẻ tốt, người tính cách này khác. Hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè nước ngoài đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tôi cho rằng, mỗi công dân phải đặt mình như vai trò một đại sứ du lịch, lan tỏa những điều tốt đẹp. Tự trong mỗi người cần đề cao lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc lên hàng đầu trước khi làm bất cứ việc gì", HLV Nguyễn Anh Tú nói. |
Vì thói xấu này mà cha con Tào Tháo tương tàn, sự nghiệp tiêu tan
Tào Tháo là một tướng tài cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên Tào Tháo có nhược điểm chết người là ... |
Mẹ vợ tương lai thường xuyên khinh nghèo, con rể cao tay giở "tuyệt chiêu" khiến bà chừa hẳn thói xấu
Gia đình Trang không đồng ý cho cô yêu Linh. Nguyên nhân là bởi con rể tương lai là trai Thanh Hóa, gia cảnh nghèo ... |
Ranh giới mong manh giữa thói xấu dè bỉu đến luận điệu chống phá
Vì sao từ thói xấu chê bai, dè bỉu đến luận điệu chống phá lại có ranh giới mong manh? Để giải thích thấu đáo ... |