Mới đây, trong buổi chất vấn của đại biểu Quốc hội về kinh tế tư nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã có hàng loạt giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật. Chính phủ yêu cầu, doanh nghiệp tư nhân xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh. Riêng tình trạng doanh nghiệp “đi đêm” với cán bộ thuế và hải quan, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp nói không với việc đưa hối lộ cho các cấp, các ngành.
Cán bộ hải quan Sóc Giang, Cao Bằng làm thủ tục hàng hóa. Ảnh: Ngọc Minh. |
Tới nay, thành phần kinh tế tư nhân được đánh giá cao, thực tế đã đóng góp 42% GDP, 39% xuất khẩu, 38% vốn đầu tư, giải quyết 45% tổng số lao động. Dựa trên kết quả đạt được của kinh tế tư nhân, Chính phủ nhấn mạnh phải coi doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng và Nhà nước tôn vinh doanh nghiệp, tôn trọng doanh nhân vì doanh nghiệp lúc nào cũng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, Thủ tướng nêu quan điểm, mặc dù khá đông về số lượng doanh nghiệp song sức khỏe của doanh nghiệp không ổn định, thiếu bền vững. Tình trạng doanh nghiệp chủ động gia nhập thị trường tương đương với số lượng doanh nghiệp “xin chết”. Trường hợp không gia cố, xây dựng, phát triển thì khó có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh cả về chất lẫn lượng.
Mong muốn cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn, các chính sách hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh doanh liên tục ra đời thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35.. Ngoài ra, Chính phủ còn tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này bằng cách đưa doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tế không biên giới. Chính phủ hy vọng, ở sân chơi mới doanh nghiệp sẽ nỗ lực góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước.Vì vậy, Chính phủ quyết định thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp. Ghi nhận rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phương song cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cảm thấy hài lòng. Doanh nghiệp luôn bày tỏ mong muốn có môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng hơn là hỗ trợ. Doanh nghiệp khẳng định, cải cách thủ tục hành chính giúp đơn giản hóa hơn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn nhưng tình trạng phải chung chi, “bôi trơn” vẫn tồn tại, thậm chí chi phí không chính thức luôn ở mức cao.
Nhức nhối về nạn chung chi, phí “bôi trơn”, ngày 16/11 trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhắc đến con số 31% doanh nghiệp phải “đi đêm” với cán bộ ngành thuế, hải quan.
Liên quan đến vấn đề này, theo một khảo sát năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp phàn nàn chính sách thuế thay đổi quá nhiều lần trong một năm. Doanh nghiệp chưa thông suốt thông tư, nghị định này thì thông tư, nghị định khác lại xuất hiện. Khảo sát cho biết thêm, có 31% doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hải quan, cao hơn mức 28% ghi nhận trong năm 2015. Đặc biệt, 34% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng chi trả chi phí không chính thức cao hơn mức 32%.
Ông Đậu Anh Tuấn - trưởng Ban Pháp chế (VCCI) thông tin, điều tra nhiều năm liền thấy chi phí phi chính thức hầu như giảm không đáng kể. Doanh nghiệp nhỏ lại phải chi nhiều hơn. Nhiều ý kiến còn cho rằng, chi phí không chính thức có thể phát sinh ở mọi công đoạn kinh doanh, trong tất cả quá trình thực thi quy định pháp luật.
Nguyên nhân của tình trạng trên được lý giải, quy định về chính sách khá cởi mở nhưng cán bộ thực hiện quá thờ ơ, lạnh nhạt. Cán bộ xem việc giải quyết hay xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp, cá nhân là sự ban phát nên áp dụng cơ chế xin – cho. Chính sự thờ ơ, nhũng nhiễu của cán bộ buộc doanh nghiệp phải móc hầu bao cho xong việc. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa thật sự được xem là đối tượng phải phục vụ. Chính quyền chưa xem doanh nghiệp là khách để có thái độ đón tiếp nhiệt tình và trân trọng hơn. Chỉ khi nào chính quyền phục vụ tốt cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân thì nạn “chung chi”, phí “lót tay” mới thật sự cải thiện đáng kể.
Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, chính quyền là chỗ dựa để doanh nghiệp yên tâm làm ăn, vì vậy đừng để doanh nghiệp sợ chính quyền. Hiện nay doanh nghiệp ngại chính quyền, đây là một thực tế cần tháo gỡ và xóa bỏ. Chỉ số chi phí không chính thức có tăng do doanh nghiệp muốn được việc.
“Lãnh đạo thành phố vận động doanh nghiệp, khi có vấn đề gì khó khăn thì liên hệ lãnh đạo. Song doanh nghiệp vẫn im lặng đưa tiền cho cán bộ rồi than vãn khóc vì khó là không được. Cứ để tình trạng này không ổn, làm hỏng cán bộ. Muốn xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh cần cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước”- ông Tuyến nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc thực hiện Chính phủ điện tử, trong đó áp dụng việc khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử giúp chấm dứt tình trạng chung chi, “lót tay” cho cán bộ chuyên trách. Trên thực tế, chi phí không chính thức đang là nỗi ám ảnh, là gánh nặng, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sợ lớn, “mãi không chịu lớn”. Thiết nghĩ, Chính phủ và các cấp chính quyền một số địa phương đã quyết liệt đề nghị chấm dứt vấn nạn nhức nhối này, song biện pháp chấm dứt nạn lót tay, phí “bôi trơn” chỉ dừng lại ở mức yêu cầu và đề nghị thì không thể đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra, cần những biện pháp mang tính mạnh tay hơn, nếu không tình trạng này sẽ kéo dài và sống dai, thậm chí là sống khỏe.
Chỉ khi nào chính quyền phục vụ tốt cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân thì nạn “chung chi”, phí “lót tay” mới thật sự cải thiện đáng kể. Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, chính quyền là chỗ dựa để doanh nghiệp yên tâm làm ăn, vì vậy đừng để doanh nghiệp sợ chính quyền. Hiện nay doanh nghiệp ngại chính quyền, đây là một thực tế cần tháo gỡ và xóa bỏ. |
Cán bộ xã mất chức vì đòi 4 triệu đồng phí \'bôi trơn\' làm sổ đỏ
Một nữ cán bộ địa chính xã ở Nghệ An thu 4 triệu đồng của sáu hộ dân để làm nhanh thủ tục bìa đất. |
Quà biếu và “phí bôi trơn” mặc định
Theo Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)-2016 do VCCI công bố đầu năm nay, trung bình có khoảng ... |
http://daidoanket.vn/tin-tuc/goc-nhin-dai-doan-ket/noi-khong-voi-phi-boi-tron-386553