Theo nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng ngày Tết vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa: Doisongvietnam.vn
Trong mỗi gia đình thường có bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (nến).
Việc lau dọn, bày trí bàn thờ gia tiên thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Đặc biệt, mỗi năm vào dịp giáp Tết Nguyên đán là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó, phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt là một nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý.
Trong khoảng thời gian từ 23 đến 29 Tết, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả để mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới.
Theo dân gian cũng lưu truyền một số lưu ý khi bày trí bàn thờ Tết Nguyên đán.
Không nên dịch chuyển bát hương sai vị trí
Cuối năm, các gia đình đều lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ để tiến hành bày trí đón Tết. Theo các nhà tâm linh, không nên tùy tiện di chuyển bát hương. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, thậm chí có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ.
Cần lưu ý, sau khi rút chân hương ra, không nên cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, bởi theo quan niệm của người xưa, cách làm này rất dễ gây tán tài, tán lộc. Nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài.
Trước khi mang những đồ thờ xuống lau rửa bằng nước ấm, hoặc rượu gừng, gia chủ hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng.
Nên bày mâm ngũ quả theo Ngũ hành
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam.
Trong mâm ngũ quả thường có 5 loại quả mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, bình an, sung túc sẽ đến với gia đình trong năm mới, tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ.
Tốt nhất nên bày mâm ngũ quả có đủ 5 màu: Xanh lá (Mộc); màu đỏ (Hỏa); màu nâu, vàng (Thổ); màu trắng (Kim) và màu đen, xanh biển (Thủy).
Không nên bày hoa giả, trái cây giả lên bàn thờ
Nhiều gia đình thường có thói quen bày hoa giả trên bàn thờ vì vừa tiết kiệm chi phí, không phải mất công thay nước. Theo họa sĩ, nhà sưu tâm cổ vật Nguyễn Mạnh Đức, thì không nên bày hoa nhựa, hay đèn điện nhấp nháy trên bàn thờ. Mặc dù có đắt hơn hoa giả đôi chút, nhưng hoa thật, quả thật thể hiện được sự chân thành, sự thành kính của con cháu.
Nên dùng hoa tươi để bày trên bàn thờ và chọn các loại có tên đẹp, hương thơm dễ chịu. Những loại hoa tươi nên dùng là hoa lay-ơn, hoa huệ, hoa cúc vàng, mai, đào vì đẹp, tươi lâu, mang lại không khí Tết.
Không nên bày cành vàng lá ngọc/đồ lễ ở chùa chiền lên bàn thờ gia tiên
Theo nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường, bàn thờ là nơi tâm linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Không nên đi bất cứ đến chùa chiền, đền phủ nào cũng xin lộc về đặt lên bàn thờ. Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, thì nên hóa đi, không nên mang về nhà.
Cách lau dọn bàn thờ đón Tết Mậu Tuất để không bị “tán lộc”
Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương, theo Phật giáo gọi ... |
Bắt được tên trộm "vái lạy bàn thờ trước khi trộm"
Ngày 6.2, Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thành Thắng (25 tuổi, ngụ Cần Thơ) để ... |