Trong buổi gặp gỡ báo liên quan đến nội dung tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm nhưng thành phần tham dự lại chủ yếu là các chuyên gia an toàn thực phẩm, y tế, còn tiến sĩ “mắm” khi giơ tay phát biểu thì bị lãnh đạo Cục từ chối phũ phàng và “mời ra ngoài”.
Buổi gặp gỡ báo chí về tiêu chuẩn về nước mắm nhưng thành phần tham dự chủ yếu là các chuyên gia an toàn thực phẩm, y tế, còn tiến sĩ “nước mắm” khi giơ tay phát biểu thì bị từ chối và “mời ra ngoài”.
Chiều ngày 8/3, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - TĐC (Bộ KH&CN) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để trao đổi về những nội dung liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do dự thảo vấp phải nhiều tranh cãi về tính thực tế trong suốt một tuần qua.
Tại buổi gặp gỡ, như ông Trần Văn Công – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản – người chủ toạ cuộc gặp gỡ này thông báo, cuộc trao đổi sẽ kéo dài từ 16h đến 17h ngày 8/3.
Họp về tiêu chuẩn sản xuất nước mắm nhưng điều lạ ở chỗ, thành phần tham gia buổi gặp gỡ, trao đổi này được ông Công giới thiệu lại chủ yếu là các chuyên gia về an toàn thực phẩm.
Tham gia buổi trao đổi có PGS. TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế; TS. Vũ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam, nguyên Giám đốc Văn phòng Codex Việt Nam; có GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; có bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Liên Thành và Giám đốc Công ty Xuyên Việt.
Trong khi chủ đề buổi gặp gỡ nói về tiêu chuẩn trong sản xuất nước mắm song lại không có một hiệp hội nước mắm hay chuyên gia nước mắm nào được đơn vị chủ trì chính thức mời đến tham dự. Các làng nghề, nơi có hàng ngàn hộ nông dân, hàng trăm thương hiệu nước nắm truyền thống sẽ bị ảnh hưởng nếu tiêu chuẩn này ra đời thì không có mặt.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm được mời tới dự và phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí nói về Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm
TS. Đào Trọng Hiếu, Phó trưởng Phòng Phát triển thị trường thuỷ sản (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) - thành viên ban soạn thảo Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm - đã chia sẻ về quá trình soạn thảo đơn vị này đã làm đúng quy trình. Trong đó , ông Hiếu khẳng định, quá trình soạn thảo có điều tra thực tế tình hình sản xuất nước mắm ở các địa phương, có tổ chức hội nghị, hội thảo, có xin ý kiến các chuyên gia ban ngành, các viện, trường đại học, các hiệp hội cũng như doanh nghiệp.
Sau đó, hàng loạt các câu hỏi được báo chí đặt ra xung quanh các vấn đề mà dư luận phản ứng thời gian qua về dự thảo nước mắm như: Khi dự thảo này ra đời liệu có làm khó nước mắm truyền thống không; dự thảo tiêu chuẩn có quy định về cá phân huỷ không hợp lý, về chất bảo vệ thực vật…
Hay như dự thảo tiêu chuẩn không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là nước mắm truyền thống (nước mắm nguyên chất), thế nào là nước mắm công nghiệp (mắm đã pha chế loãng ra)?
Trả lời những vấn đề báo chí thắc mắc trên, thay vì các chuyên gia trong ngành nước mắm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản mời các chuyên gia liên quan đến an toàn thực phẩm đứng lên giải đáp.
Các chuyên gia này hiện đang làm lãnh đạo ở các lĩnh vực thực phẩm chức năng, sữa... Các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm này từng làm ở đơn vị tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành y tế... trong khi đây là Tiêu chuẩn quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được cơ quan thuộc ngành nông nghiệp đưa ra.
Tiến sĩ “mắm” bị mời ra khỏi phòng họp
Tiến sĩ “mắm” – Trần Thị Dung giơ tay phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí nhưng bị gạt đi và “mời ra khỏi phòng họp”.
Đến phút cuối của buổi gặp gỡ, sau khi các chuyên gia được lần lượt mời giải đáp thắc mắc của báo chí thì có một cánh tay của người phụ nữ đứng giơ lên muốn phát biểu song bị chủ toạ lờ đi và nhanh tuyên bố kết thúc cuộc gặp.
Đến khi người phụ nữ ấy nThậm chí khi bà đã ra tới ngoài sân, còn bị bảo vệ gây khó. Chỉ tới lúc các phóng viên lên tiếng, nữ chuyên gia này mới được đứng lại trao đổi thông tin.
Người phụ nữ ấy chính là TS. Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thủy sản, nay thuộc Bộ NN-PTNT). Bà cũng là người đầu tiên lên tiếng minh oan cho nước mắm truyền thống khi bị gắn mác “nhiễm asen” cách đây hơn 2 năm về trước.
Tại sân của Tổng cục Thuỷ sản (số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội), bà Dung cho biết, cách đây 2 năm với sự kiện asen trong nước mắm của Vinastas bà cũng phải hành đồng như thế này. Còn nếu không hành động, báo chí không thể biết được họ đang làm cái gì.
“Hôm nay tôi không được mời tới đây nhưng vẫn tới. Thực sự rất mất mặt. Nhưng nếu không làm thế thì chẳng còn cơ hội nào để nói nữa. Tôi muốn thay mặt các nhà sản xuất nước mắm truyền thống để nói ra vì họ không được mời tới đây”, bà Dung nói.
Bà Dung cũng đặt câu hỏi: Tại sao hôm nay không mời các nhà sản xuất nước mắm truyền thống, không mời các chuyên gia nước mắm đến đây mà lại chỉ mời mấy anh chị ở bên y tế và an toàn thực phẩm – họ cả đời không làm nước mắm, chỉ làm quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm?
“Chúng tôi mới là người đi cùng với người dân sản xuất nước mắm bao nhiêu năm nay, từ chuyện quy trình ra làm sao, sản phẩm làm an toàn thực phẩm như thế nào… chúng tôi điều nắm rất rõ. Tất cả các cơ sở này đều đã được cấp phép, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được hoạt động”, bà nói.
Sau khi nói nhiều đến nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, bà Dung cho biết, mặc dù tiêu chuẩn không bắt buộc nhưng sẽ là cơ sở cho cơ quan quản lý làm việc, song bà lo ngại đang có sự dùng thẩm quyền của cơ quan nhà nước để đưa ra định nghĩa xóa nhòa ranh giới giữa nước mắm truyền thống với nước mắm pha chế. Đây cũng cũng chính là điều lo ngại của hơn 2.800 doanh nghiệp và các hộ sản xuất chế biến nước mắm truyền thống. Họ chỉ muốn được trả lại tên nước mắm cho nước mắm truyền thống.
Trước đó, chia sẻ về dự thảo TCVN 1260: 2019, ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cũng cho biết, đây là bản dự thảo cuối cùng, thời gian lấy ý kiến góp ý từ ngày 28/2 nhưng các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống hầu như lại không hay biết; bản thân những hiệp hội ngành nghề gần đây mới được tiếp cận dự thảo.
Dịp Tết Nguyên Đán mới đây, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao mới nhận được văn bản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản gửi vào, đề nghị có ý kiến gấp và nói đó là dự thảo cuối cùng, ông Dũng cho hay.
Họp báo về nước mắm: Vì sao lặp lại một sai lầm?
Đã có một lần thông tin nước mắm nhiễm asen làm rối loạn với mục tiêu cạnh tranh thương mại không bình đẳng thì lần ... |
Nỗi buồn nước dừa, phở Việt tại Mỹ, Nhật gắn mác "made in" Thái Lan
Là đặc sản của Việt Nam nhưng phở bò, nước dừa, nước mắm… tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ lại là ... |
Gái xinh bị đánh ghen bằng 2 lít mắm tôm, nước mắm
Nạn nhân làm công nhân tại KCN Quế Võ 1- Bắc Ninh, quen với một người đàn ông có vợ nên bị đánh ghen. |
Bác sĩ ‘choáng’, giữa thủ đô bôi nước mắm chữa ung thư
Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... ... |