Dùng công nghệ thanh toán hiện đại như QR Code, Tokeniztion, NFC... là một trong những giải pháp đẩy lùi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến 2020.
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nhờ phát triển mạng lưới POS dùng chung và công nghệ thanh toán hiện đại. |
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020. Theo đó, mục tiêu là đến năm 2020, toàn thị trường sẽ có ít nhất 300.000 máy quẹt thẻ ( POS) đạt giao dịch trên 200 triệu mỗi năm. 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cũng có POS. Đồng thời, 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có POS để phục vụ thu ngân sách Nhà nước.
Việt Nam hiện có khoảng 300.000 POS với chưa đến 40 triệu giao dịch.
Để đạt được kế hoạch này, một trong những giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hoàn thiện hạ tầng và áp dụng các công nghệ thanh toán thẻ mới, có tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện lợi, trong đó bao gồm thanh toán sử dụng công nghệ thẻ chip (tiếp xúc và không tiếp xúc), thanh toán bằng thiết bị di động sử dụng công nghệ NFC/MST, thanh toán qua QR Code. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng sẽ sắp xếp lại mạng lưới POS dùng chung, mPOS và các thiết bị chấp nhận thẻ khác.
Việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật cũng được chú trọng qua áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới như tiêu chuẩn thẻ chip, 3D Secure, xác thực sinh trắc học, sử dụng QR Code, Tokenization... Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp vận động, khuyến khích kết hợp với các biện pháp khác để thúc đẩy phát triển thanh toán qua POS, mPOS, các thiết bị chấp nhận thẻ khác tại điểm bán.
Ngoài ra, Kế hoạch này cũng yêu cầu các đơn vị phát triển những loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý để phục vụ nhu cầu chi tiêu công vụ, nhu cầu thanh toán phí giao thông, đỗ xe, mua xăng, tàu điện, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, học phí, viện phí...
Kế hoạch này được ban hành nhằm thực hiện Quyết định số 2545 của Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/ngan-hang-viet-se-day-manh-thanh-toan-qua-thiet-bi-di-dong-3653295.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho-Kinhdoanh&vn_campaign=vn)
Khó nhưng vẫn phải làm
Tăng vốn thông qua huy động vốn cổ phần từ các cổ đông, phát hành công cụ nợ thứ cấp phải gắn liền với phương ... |
Lợi nhuận ngành ngân hàng khả quan, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,9% sau 9 tháng đầu năm
Đó là số liệu của Báo cáo tình hình kinh tế tháng 9 và dự báo cả năm 2017 do Ủy ban Giám sát tài ... |
Vốn ngân hàng nghẽn đầu ra
Doanh nghiệp vẫn khó vay vốn dù ngân hàng không hạn chế, cung - cầu vốn chưa gặp nhau khiến mục tiêu tín dụng năm 2017 khó ... |