Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.
Các GS-PGS được coi là tầng lớp trí thức tinh hoa. Ảnh minh họa.
Sau khi có dư luận phản ánh sự bất thường trong việc số lượng GS-PGS được phong đợt này tăng đột biến, có dấu hiệu tiêu cực, một số người không đủ chuẩn vẫn được xét công nhận, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định.
Mới rà soát giáo sư, phó giáo sư qua hồ sơ, đã có 94 trường hợp bị phản ánh chưa đủ điều kiện công nhận chức danh GS,PGS, như số bài báo, giờ giảng, chưa có nghiên cứu khoa học... Trong đó, có một trường hợp bị phản ánh đạo văn đã lên tiếng xin lỗi và xin rút khỏi danh sách.
Một số nhà khoa học cho rằng, nếu tổ chức sát hạch ngoại ngữ, sẽ còn thêm không ít ứng viên “rơi rụng”.
Việc lùm xùm liên quan đến việc công nhận chức danh GS-PGS là rất đáng buồn, làm ảnh hưởng đến những nhà khoa học chân chính. Trước hết, cần khẳng định, trong đội ngũ những người được công nhận học hàm đợt vừa qua, có nhiều nhà khoa học, nhà giáo xuất sắc, mẫu mực, đã có nhiều cống hiến trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những người kém, cơ hội, hám danh lợi, thiếu trung thực… tìm cách “phù phép” hồ sơ để được công nhận GS.PGS, với nhiều quyền lợi kèm theo.
Từ trước đến nay, quốc gia hưng vong, đều trông cậy vào giáo dục. Trong đó, đội ngũ nhà giáo, trí thức luôn được xã hội coi trọng, tin cậy. Những nhà giáo bậc đại học, các nhà khoa học được coi là tầng lớp tinh hoa, trụ cột của quốc gia. Các GS-PGS là những bậc “thầy của thầy”, được xem như “ngôi đền thiêng” của khoa học, giáo dục. Nay để xảy ra những chuyện lùm xùm, thiếu trung thực, quả thật rất đáng lo ngại.
Khi niềm tin vào “ngôi đền thiêng” còn bị lung lay, thì khoa học, giáo dục, văn hóa khó phát triển lành mạnh, tương lai đất nước cũng ảnh hưởng.
Đương nhiên, càng có nhiều GS-PGS càng tốt, nhưng với yêu cầu xứng đáng, đạt chuẩn. Còn “nhập nhèm”, phong ép thì sẽ để lại nhiều hệ lụy.
Vì vậy, qua sự việc này, cần rà soát một cách kỹ lưỡng về quy trình, điều kiện tiêu chuẩn chức danh GS.PGS, cũng như những “lỗ hổng” nếu có, để kịp thời điều chỉnh. Với mục tiêu việc công nhận GS-PGS đảm bảo công bằng, khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn giáo dục, góp phần tạo động lực cho các nhà giáo, nhà khoa học phấn đấu, tránh được “vết xe đổ” của thói chuộng hư danh.
Tại sao hồ sơ của tân PGS vừa thừa nhận đạo văn “qua mặt” 3 cấp hội đồng chức danh?
Qua 3 vòng duyệt hồ sơ, từ cấp cơ sở, ngành đến Hội đồng chức danh GS, PGS nhà nước, nhưng không thành viên nào ... |
Quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS hiện nay “rất có vấn đề”
Đây là khẳng định của TS Lê Viết Khuyến– nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) với Lao Động sau câu chuyện ... |