Người ta đúc rút ra, thời buổi này muốn có được vị trí xứng đáng trong bộ máy công quyền thì cần phải có mấy vần.
Làm thế nào để từ chức dễ dàng?
Hiếm có quốc gia nào mà việc một quan chức chủ động xin từ chức lại khó khăn như ở Việt Nam. |
Từ chức… khó lắm!
Với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người ... |
Dư luận vẫn bức xúc về chuyện có không ít cán bộ, công chức làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, rồi trình độ yếu kém, làm việc lười nhác… nhưng lại tinh tướng.
Loại thì cậy mình là “con ông, cháu cha, chắt bà cụ”.
Loại thì cậy quan hệ thân ông nọ, biết ông kia.
Loại thì cậy có tiền.
Trong việc đề bạt, quản lý và sử dụng cán bộ cũng vậy. Từ ngày xửa ngày xưa đã có câu “mười năm phấn đấu không bằng cơ cấu một lần”, rồi “bằng gì cũng không bằng bằng lòng”.
Sau này, người ta đúc rút ra, thời buổi này muốn có được vị trí xứng đáng trong bộ máy công quyền thì cần phải có mấy vần “ệ”: Thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ và cuối cùng mới là... trí tuệ.
Như vậy xem ra yếu tố trí tuệ được đưa xuống hàng cuối. Bốn thứ “ệ” này thường là đi cùng nhau.
Nói thế, nghe cũng “xuôi tai”, nhưng chẳng đúng.
Về chuyện là hậu duệ, rõ ràng một điều là từ xưa cha ông ta đã có câu “cha nào con nấy” và thường là “cha hổ không đẻ ra con chó” - có nghĩa là những người con thường mang được một gen tốt nào đó của cha ông mình thì cũng sẽ có những phẩm chất hơn người. Không những được hưởng gen tốt, họ còn được kế thừa truyền thống giáo dục, văn hóa, gia phong và những phẩm chất tốt đẹp của cha ông để lại.
Do có điều kiện nên ngay từ nhỏ họ đã được đào tạo, học hành và dạy dỗ có phần nghiêm khắc, chu đáo hơn những người không có điều kiện. Điều này thể hiện rõ nhất trong các lĩnh vực nghệ thuật. Rất nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng đều có cha mẹ cũng là những người nổi tiếng. Rõ thôi, họ đã được thừa hưởng cái gen của bố mẹ truyền lại cho.
Trong lãnh đạo cũng vậy. Nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học tài giỏi xuất thân từ những gia đình có truyền thống… Đây là một quy luật có tính tự nhiên. Vậy nên, trong việc lựa chọn cán bộ để giữ những vị trí trong bộ máy công quyền, yếu tố hậu duệ này nên được coi trọng. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cha “hổ” cũng đẻ ra con “hổ”. Có không ít cha là “hổ” mà sinh ra con lại là “chó”. Vấn đề là khi chọn người phải biết kết hợp nhiều yếu tố khác, trong đó có trí tuệ, học vấn, tư cách đạo đức, năng lực làm việc… Đừng nên quá cay cú mà cho rằng, cứ hễ là con ông cháu cha thì sẽ được đề bạt, được ưu ái.
Một vần “ệ” nữa đang tung hoành trong đời sống xã hội hiện nay là yếu tố tiền tệ. Nạn dùng tiền để mua quan bán tước đã được nói đến từ lâu và thậm chí còn được coi là vấn nạn. Nhưng đây là một chuyện cực kỳ khó xử lý, bởi lẽ lấy đâu ra chứng cứ về chuyện ai đó dùng tiền chạy chức. Tình trạng này hiểu lờ mờ thì dễ, nhưng “chỉ tận tay, day tận trán” thì rất không đơn giản, hay nói tóm lại là không thể nào làm được.
Về cơ bản mà nói, các quy trình tuyển dụng công chức, lựa chọn, đề bạt cán bộ của chúng ta hiện nay là cực kỳ chặt chẽ và minh bạch. Một cá nhân nếu có năng lực thực sự, có đạo đức tốt thì chẳng cần phải nhờ cậy ai, chẳng cần phải “lobby” cũng vẫn được đề bạt. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều cán bộ của chúng ta có thần thế gì đâu nhưng đã vươn lên bằng chính tài năng, phẩm cách của mình.
Còn yếu tố quan hệ thì đúng là với đặc tính duy tình của người Việt, nếu không có quan hệ tốt với mọi người thì liệu đến khi bỏ phiếu có được tín nhiệm hay không? Tài năng đến mấy, tri thức đến mấy, nếu không có quan hệ tốt thì cũng khó có thể được trọng dụng. Về vấn đề này, cũng phải nên suy rộng ra sự quan hệ không phải chỉ là lời nói “đầu môi chót lưỡi”, rồi biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” mà còn thể hiện qua đạo đức, tác phong, cách đối nhân xử thế.
Nhưng từ khi đất nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì rõ ràng là quan niệm sống, quan niệm về đối nhân xử thế cũng đã có những thay đổi đáng kể. Chính vì vậy đã nảy sinh ra một loại “tội phạm ảo”, “tội phạm bóng”, hay nói một cách khác là loại tội phạm “lợi dụng ảnh hưởng của người khác để trục lợi”.
Là người làm báo mấy chục năm, được nghiên cứu tài liệu của nhiều vụ án lớn, tôi mới thấu hiểu về tình trạng “mua quan bán tước” như thế nào. Tôi cũng biết có những người chẳng giữ chức vụ gì, chẳng có tài sản gì đáng kể nhưng lại có quan hệ cực kỳ rộng với đủ các cấp lãnh đạo và họ được nhiều người trọng vọng, săn đón, nhờ vả với mục đích là “anh nói giúp với sếp cho em đôi lời”. Loại “tội phạm ảo”, “tội phạm bóng” này thực ra cũng chẳng có gì nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp thì chính đám này đã góp phần bóp méo, làm sai lệch thông tin. Loại tội phạm này sẽ không có đất để dụng võ nếu như trong công tác chọn lựa, đề bạt cán bộ được tiến hành bởi những người công tâm, thực thi công vụ một cách công bằng và biết trọng dụng người tài.
Thời vua chúa phong kiến, khi vua xuống chiếu cầu hiền, nếu ai giới thiệu được người tài thì sẽ được trọng thưởng. Nhưng vô phúc cho viên quan nào tiến cử nhầm người thì không chỉ rước họa cho bản thân mà có khi còn mang họa cho cả gia đình. Chúng ta bây giờ đề bạt cán bộ, đúng sai thế nào chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Khi không ai phải chịu trách nhiệm thì người ta sẵn sàng ăn của đút lót để đề bạt những người không xứng đáng.
Yếu tố trí tuệ được coi là yếu tố cuối cùng cũng bởi vì đây là việc rất khó minh bạch. Một người có trí tuệ hay không phải thể hiện qua một thời gian dài làm việc trong công việc và cương vị mình có. Đây là một yếu tố khá mơ hồ và hoàn toàn không thể dựa vào bằng cấp của người đó để đánh giá. Các cụ xưa có câu “có chí làm quan, có gan làm giàu” chứ chẳng ai nói có học để làm quan, có học để làm giàu cả. Chẳng phải bỗng nhiên mà người ta nói rằng, xã hội chúng ta bây giờ quá nhiều người “thừa chữ nhưng thiếu văn hóa”.
Hiện nay, một số nơi đang phấn đấu tuyển chọn cán bộ theo tiêu chí “trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ”. Nếu thực hiện được điều này thì cũng thật tốt. Nhưng xem ra đây là việc cực khó. Cái khó đó là ở chính một số cán bộ có trách nhiệm trong việc tuyển chọn. Việc tuyển chọn cán bộ của chúng ta hiện nay nhiều khi vẫn mang tính cơ cấu vùng miền, cơ cấu dòng tộc, thậm chí làng, xã, thôn, bản. Cách làm này vô tình làm cho tình trạng cục bộ địa phương - một tính xấu của người Việt Nam càng thêm trầm trọng.
Chúng ta cứ nói rằng, chúng ta ngày càng đổi mới, nhưng trong công tác sử dụng cán bộ, xem ra “lạc hậu” hơn thời vua chúa phong kiến. Không nói đâu xa, chỉ tính từ thời nhà Nguyễn thì không có chuyện người tỉnh nào lại làm quan đầu tỉnh đó. Việc bổ nhiệm các quan từ cấp huyện trở lên là đưa từ nơi khác về. Trong thời gian vị quan đó đương chức thì sẽ được ở nhà do triều đình xây dựng cho, khi rời vị trí thì phải trở về quê. Phải nói đây là cách làm rất hay. Chính vua chúa phong kiến đã nhìn thấy cái không hay trong việc dùng người địa phương nào cai quản địa phương đó.
Cách đây khoảng mười năm, chúng ta đã có thời gian định luân chuyển cán bộ, nhưng rồi việc làm này chỉ thực hiện được một thời gian ngắn, rồi lại chẳng đâu vào đâu. Từ địa phương đưa về Trung ương thì được, nhưng người của tỉnh A sang làm Chủ tịch tỉnh B, hay người huyện C sang làm Chủ tịch huyện D là không thể. Cứ bảo rằng, chúng ta thực hiện khẩu hiệu đổi mới toàn diện trong cải cách hành chính, xây dựng, phát triển kinh tế, nhưng nếu không làm nổi một việc điều chuyển cán bộ để chống lại tình trạng cục bộ thì thật là khó.
Từ chức… khó lắm!
Với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người ... |
Không biết xấu hổ thì… gay!
Không biết xấu hổ thì có nghĩa là không bao giờ có thể tự mình tu tỉnh, rèn luyện, khắc phục những yếu kém, sai ... |
Nguyễn Như Phong