Kim Jong Un: Với lãnh đạo Triều Tiên, ngày 24/5 lẽ ra là một chiến thắng lớn về ngoại giao.
Ông Kim Jong Un vừa mở cửa đất nước của mình ra thế giới, cho phép phóng viên nước ngoài tới chứng kiến những gì được coi là thành tựu vượt bậc trong tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Điều gì xảy ra nếu ông Trump không gặp Kim Jong Un?
Từ đầu năm, Kim Jong Un tuyên bố sẽ dỡ bỏ bãi thử hạt nhân ở Punggye-Ri, bởi Triều Tiên đã hoàn thành các mục tiêu hạt nhân nên không cần phải tiếp tục thực hiện các vụ phóng thử tên lửa nữa. Tinh thần này trái ngược với năm ngoái, khi chính quyền Kim Jong Un tuyên bố Triều Tiên đạt năng lực phóng tên lửa tới tận đất Mỹ, liên tục đưa ra đe dọa tấn công hạt nhân khi Tổng thống Donald Trump phản ứng gay gắt.
Tiếp sau đó, bán đảo Triều Tiên đã chứng kiến 6 tháng căng thẳng lắng dịu với nhiều khoảnh khắc cùng cam kết thể hiện tinh thần hòa giải và hòa bình của hai miền. Nhưng, bầu không khí trên bán đảo một lần nữa lại chứa đầy bất trắc, sau khi ông Trump thông báo hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Trước thềm hội nghị, hai bên chỉ trích lẫn nhau nhưng vẫn đưa ra những triển vọng kinh tế tốt đẹp và sẵn sàng giải quyết xung đột vốn đã kéo dài nhiều thập niên. Căng thẳng tăng trở lại khi hai phía dọa sẽ rút khỏi cuộc gặp, và đều cảnh báo sẽ triển khai các biện pháp quân sự nếu ngoại giao thất bại.
"Tôi nghĩ Triều Tiên gần như thách ông Trump hủy hội nghị, và ông ấy đã làm thế. Thông điệp của Triều Tiên hôm qua chính là giọt nước làm tràn ly", CNN dẫn lời Srinivasan Sitaraman – Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Clark, nhắc đến bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui, trong đó mô tả Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là "con rối chính trị" có "những bình luận ngu xuẩn".
"Tôi không nghĩ sau thông điệp đó của Triều Tiên thì không còn cách nào để hội nghị diễn ra", giáo sư Sitaraman nói thêm. Giống như các chuyên gia khác về Triều Tiên, ông Sitaraman cho rằng tốt nhất là hội nghị không diễn ra bởi hai bên không có niềm tin vào nhau.
Và câu hỏi để mở hiện nay là liệu việc hủy hội nghị Mỹ - Triều có khiến cho sự thù địch quay trở lại hay không. Theo giới phân tích, Mỹ và Triều Tiên sẽ cần một khoảng thời gian để xem lại toàn bộ những gì đã dẫn tới thất bại như vậy.
Trong thư gửi Kim Jong Un, ông Trump vẫn để mở cánh cửa cho các cuộc đối thoại tương lai. Và đến nay, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tới Bình Nhưỡng 2 lần để gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên. David Maxwell, một đại tá Lực lượng Đặc nhiệm Lục quân Mỹ về hưu và hiện là thành viên của Viện Các nghiên cứu Mỹ - Triều, nhận định, thực tế đó có thể ngăn hai bên có những phản ứng quân sự tức thời.
Maxwell cho rằng Kim Jong Un có thể chưa chắc chắn về việc tham dự hội nghị bởi ông sẽ phải đứng ra trước thế giới và nhất trí các điều khoản vốn khó được chấp nhận bên trong Triều Tiên. Do vậy, rất có thể Triều Tiên đã quay sang dùng ngôn từ khó nghe để buộc ông Trump phản ứng và khiến Mỹ phải rút lui trước.
Thanh Hảo
Giới phân tích “mổ xẻ” bức thư ông Trump gửi ông Kim
Bức thư của Tổng thống Trump gửi tới nhà lãnh đạo Triều Tiên đang được giới phân tích “mổ xẻ” để tìm hiểu hành động ... |
Triều Tiên vẫn mở cửa cho đối thoại với Mỹ: Kỳ tích liệu có xuất hiện?
Cộng đồng quốc tế cũng đang tích cực hành động nhằm tránh cho những “kỳ tích” vừa qua trên Bán đảo Triều Tiên không "trôi ... |
Vùng biên Trung - Triều \'hồi sinh\' khi Bắc Kinh nới lỏng trừng phạt
Lời hứa phát triển kinh tế, thay vì đầu tư hạt nhân, của lãnh đạo Kim Jong Un đã mang nhân công, hàng hóa Triều ... |
Triều Tiên lại dọa hủy gặp, đối đầu \'hạt nhân với hạt nhân\' cùng Mỹ
Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên nói tương lai hội nghị thượng đỉnh 12/6 "hoàn toàn phụ thuộc" vào phía Mỹ và Washington có thể ... |