Chuyện về ông chủ Hoàng Khải, khăn lụa Khaisilk đến bóng đá Việt Nam
Từ chuyện thương hiệu Khaisilk lừa người tiêu dùng gần 30 năm qua, người ta ngẫm đến chuyện bóng đá và tự hỏi rằng có bao giờ người hâm mộ đang phải thưởng thức những trận đấu…“hàng giả” mang thương hiệu “made in V.League”?
Điều mất mát lớn nhất của Khaisilk không chỉ là một thương hiệu mà còn là sự ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường khi niềm tin của người tiêu dùng dành cho những mặt hàng “Made in Vietnam” bị đặt dấu hỏi.
Những cổ động viên chỉ đến sân đông khi V.League thực sự sạch. Ảnh: Đ.H |
Có bao nhiêu thương hiệu Việt thật sự là hàng của người Việt, chắc chắn không ai biết được. Như chuyện chiếc khăn bị phát hiện kia chẳng hạn, nếu không nhờ phút bất cẩn của nhân viên… cắt mác, người tiêu dùng sẽ còn tiếp tục bị lừa đến bao lâu?
Sau khi lên tiếng thừa nhận và xin lỗi khách hàng, trả lời một tờ báo, người đứng đầu Khaisilk cũng đã nói một thông tin khiến nhiều người giật mình là ngành tơ lụa của Việt Nam một thời gian dài phát triển khá chậm. Thậm chí, đến làng nghề tơ lụa Vạn Phúc (Hà Đông), bản thân ông cũng khó phân biệt hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam. Và để mua được sản phẩm đúng của Việt Nam chính ông cũng không chắc chắn.
Ở Việt Nam, còn bao nhiêu mặt hàng Trung Quốc đang đội lốt “Made in Vietnam” giống Khaisilk được thị trường đón nhận? Đến ông chủ của Khaisilk còn không thể phân biệt được sản phẩm thật –giả của thì có lẽ người tiêu dùng nên chọn giải pháp an toàn là dùng hàng ngoại hoặc chấp nhận hàng fake chứ tuyệt nhiên không thể bị thôi miên bởi sản phẩm được giương khẩu hiệu của người Việt nhưng lại không thể kiểm chứng.
Chiếc khăn lụa mua tại cửa hàng Khaisilk Hà Nội có 2 nhãn mác được chia sẻ trên mạng xã hội. |
Thương hiệu Việt có ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có cả bóng đá. Mà V.League là điển hình nhất của một sản phẩm “Made in Việt Nam”, đó không chỉ là giải quốc nội số 1 mà còn là sân chơi mà nhìn vào đó sẽ thấy bức tranh và thực sự của nền bóng đá Việt Nam. V.League vắng khán giả, một phần cũng vì người xem không thể phân biệt được sự thật-giả trong từng trận đấu. Bởi kể cả những trận đấu mà nhìn rõ có mùi thì vấn đề luôn được đưa ra là “bằng chứng đâu?”.
Cái sự nghi ngờ của khán giả vào V.League không phải tự họ suy diễn, mà thực tế nó đã từng xảy ra. Từ chuyện bán độ, trọng tài nhận hối lộ, dàn xếp tỉ số, xin-cho điểm kiểu “3 đi 3 về”… và kể cả chuyện một số ông bầu dựa vòng bóng đá để hướng đến mục đích khác đều có cả. Thế nên, dù hiện tại V.League đang tốt lên và cố gắng làm mọi cách để chứng minh rằng mình là “hàng Việt Nam chất lượng cao” thì vẫn bị người hâm mộ nghi ngờ.
Khaisilk chắc chắn sẽ mất cả một thời gian dài để trở lại, cũng có thể sẽ không thể khôi phục được vì nó đã gắn hai chữ “lừa đảo” vào tâm lý người tiêu dùng. Giống như V.League cũng vậy, khi những tiêu cực từ quá khứ vẫn còn ám ảnh người hâm mộ, để kéo lại niềm tin sẽ là cả quá trình dài.
"Mấy năm nay, Khaisilk nhập lụa Nha Xá không đáng kể"
"Lượng tơ lụa Khaisilk mua ở Nha Xá vài năm nay không đáng kể" là chia sẻ từ các hộ dệt tơ lụa truyền thống ... |
Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc họp khẩn "thanh minh" vì bị cho là “chỉ bán mà không dệt lụa”
Sự kiện Khaisilk bán sản phẩm thời trang từ lụa tơ tằm gắn thương hiệu cá nhân nhưng thực chất là hàng nhập từ Trung ... |
Đằng sau câu chuyện Khaisilk: Nghịch lý mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam
Sau câu chuyện Khaisilk mua khăn lụa tơ tằm của Trung Quốc về bán cho người tiêu dùng nhưng lại gắn mác Khaisilk, chúng tôi ... |
https://laodong.vn/dien-dan/khan-lua-khaisilk-va-chuyen-niem-tin-bong-da-viet-572534.ldo