Sự kiện Con Cưng cho thấy sự mong manh của doanh nghiệp (DN) trước quản lý nhà nước và trước cả dư luận xã hội. Những cuộc kiểm tra với quy mô chưa từng có. Những phát ngôn vội vàng, thiếu căn cứ. Rút cục, là “bản án" dành cho DN một cách oan ức. Có lẽ, Con Cưng nên được xem như một tiền lệ trong cả hai khâu đề xuất và thực thi chính sách.
Nếu áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp DN nợ thuế) thì “đồng nghĩa với việc “khai tử” DN - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu vừa nhận định về các biện pháp cưỡng chế thu hồi thuế đang được đề xuất trong dự thảo Luật Quản lý thuế.
Tư duy của ông Hiếu rất đơn giản, nhưng cực kỳ chính xác: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tác động tiêu cực là làm mất đi công ăn việc làm; mất hẳn khả năng trả nợ thuế; mất đi một DN và mất đi khoản thuế trong tương lai.
Mất ngay cả hiệu quả mục tiêu mà quy định ấy muốn hướng tới.
Cái mất quá nhiều, từ một quy định. Và cái mất, là cái mất cho cả nền kinh tế.
Nhưng quản lý nhà nước ở khía cạnh làm luật đang chỉ là một biểu hiện cho thấy sự mong manh của một DN mà thôi. Hôm qua, một luật sư đã ví dụ thân phận ấy trong “bản án chung thân” mà Con Cưng phải nhận khi mà giờ đây khách hàng/người quyết định hành vi mua sắm nhớ đến Con Cưng với “scandal nhãn mác” hơn là thấu hiểu nỗi oan khuất của một DN.
Chỉ từ một nghi vấn của khách hàng cho rằng Con Cưng cắt mác cũ và đính mác mới xuất xứ Thái Lan trên sản phẩm, lập tức 192 cuộc kiểm tra đã diễn ra trên toàn quốc tại hầu khắp các siêu thị.
Cuối cùng thì sao? Chính cơ quan chức năng kết luận những lỗi vi phạm của Con Cưng không lớn, chủ yếu là vi phạm hành chính.
Cuối cùng thì DN chịu thiệt hại không nhỏ.
Thân phận DN, những người tạo ra của cải vật chất và việc làm, những người làm nên sức mạnh của nền kinh tế phải chăng là quá mong manh, quá nhạy cảm, quá dễ tổn thương trước những hành vi thực thi chính sách và cả trong khâu thiết kế chính sách.
Kết luận việc kiểm tra đối với Con Cưng sẽ được đưa ra nay mai. Nhưng điều đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi vụ Con Cưng được xem như một bài học. Một bài học mà từ đó, các công chức trong bộ máy nhà nước phải chịu trách nhiệm về hậu quả từ những hành vi công vụ gây ra. Một bài học để xem xét tính toán trong thiết kế chính sách.
Chúng ta đang nợ DN không chỉ một lời xin lỗi mà còn nợ cả một lời hứa để những bản án oan không lặp lại.
8 mẫu xe thể thao nên được hồi sinh trong tương lai
Những mẫu xe thể thao đã khai tử hoặc tạm ngừng sản xuất liệu sẽ còn quay trở lại thị trường? |
Khai tử xăng RON 95, chỉ bán xăng sinh học: Không nước nào làm thế
- Ông Nguyễn Tiến Thỏa phản biện, không thể khai tử xăng RON 95 và chỉ bán xăng sinh học khi chất lượng sản phẩm và ... |
Hà Nội đề nghị \'khai tử\' trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét giải tỏa trạm thu phí trên đường Bắc Thăng Long ... |