Israel tự dâng công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc

 Theo Công ty CyberESI của Mỹ, có thể Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ phát triển tổ hợp Arrow 3 và Iron Dome của Israel.

Căn cứ vào những thông tin thu thập được, Công ty an ninh mạng CyberESI cho biết, trong giai đoạn từ đầu tháng 10/2011 đến giữa tháng 8/2012, những kẻ tấn công được cho là ở Trung Quốc đã xâm nhập vào mạng lưới công ty của ba công ty công nghệ quốc phòng hàng đầu của Israel, bao gồm: Elisra Group, Israel Aerospace Industries, và Rafael Advanced Defense Systems.

CyberESI xác định những kẻ tấn công đã lấy đi một lượng lớn dữ liệu từ ba công ty trên. Hầu hết các thông tin là tài sản trí tuệ liên quan đến tên lửa Arrow 3, Iron Dom, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và các tài liệu kỹ thuật khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.

israel tu dang cong nghe quoc phong cho trung quoc

Israel phóng thử hệ thống Arrow 3.

Rất có thể nhóm thực hiện những vụ tấn công mạng này là với tên gọi Đơn vị 61398. Đây là lực lượng chuyên thực hiện những vụ tấn công mạng rất táo tợn nhằm vào các công ty của Mỹ.

Những cuộc tấn công do nhóm này thực hiện đã buộc Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố bốn thành viên của họ hồi tháng 5/2018. Theo hình ảnh từ tấm áp phích truy nã của FBI cho thấy hai người trong số này mặc quân phục Trung Quốc.

Nhưng điều khá bất ngờ là ngay sau khi CyberESI công khai những thông tin trên, nguồn tin quân sự từ chính nước Mỹ đã tiết lộ rằng, không cần phải ăn cắp, chính Israel đã dâng hàng loạt công nghệ quốc phòng đỉnh cao của mình cho Bắc Kinh.

Mặc dù hợp tác quốc phòng giữa Israel và Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, đặc biệt quan trọng nhất trong hợp tác quân sự nhưng Israel - Trung Quốc vẫn giữ kín các thông tin về những thương vụ này.

Phía Israel thường tuyên bố là tổng giá trị cung cấp các sản phẩm quân sự của họ cho Trung Quốc chỉ vào khoảng 10 triệu USD một năm, trong khi đó theo đánh giá của các chuyên gia độc lập của các tổ chức nghiên cứu khác nhau trên thế giới thì tổng kim ngạch buôn bán vũ khí giữa Israel cho Trung Quốc từ 400 triệu USD trở lên.

Tuy nhiên, một thiệt hại đáng kể cho Israel trong buôn bán vũ khí với Trung Quốc là vào năm 2000 nước này buộc phải chấm dứt hợp đồng bán máy bay phát hiện từ xa mang radar Fancon với chi phí bồi thường trên 300 triệu USD. Hiện nay, dự án quân sự quan trọng nhất mà Trung Quốc đang thực hiện có sử dụng rộng rãi công nghệ của Israel là việc sản xuất chiến đấu cơ J-10.

Israel cung cấp cho Trung Quốc mẫu dự án máy bay Lavi, bán một số mẫu máy bay riêng rẽ và rất có thể là đã bán cả công nghệ sản xuất một số hệ thống: hệ thống dẫn đường quán tính của các công ty Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel và Taman INS; hệ thống tác chiến điện tử Elisra; hệ thống điều khiển Lir Sigler/MBT; đài liên lạc vô tuyến ARC-740; trạm radar EL/M-2035 và EL/M-2032.

Israel cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất các tên lửa lớp không đối không và công nghệ chế tạo chúng cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã mua của Israel tên lửa Piton-3 (ký hiệu của Trung Quốc là PL-8).

Cuối những năm 1990, Israel cung cấp cho Trung Quốc các mẫu (lại vẫn rất có thể là cả công nghệ sản xuất) các tên lửa lớp này nhưng hiện đại hơn là Piton-4 tầm ngắn do Israel chế tạo chuyên để chống lại các máy bay tiêm kích thế hệ 4.

Một lĩnh vực hợp tác khác tương đối hiệu quả là sản xuất các máy bay không người lái. Các nguyên mẫu của máy bay không người lái trinh sát chiến thuật của Trung Quốc như W-30 và W-50 chính là Searcher của Israel, và trong quá trình chế tạo Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ của Israel.

Năm 2000, Trung Quốc đã nhận khoảng 200 máy bay không người lái chống rada cảm tử Harpy. Một số nguồn tin còn cho rằng, hai nước tiến hành chung một dự án chế tạo riêng cho Trung Quốc tên lửa hàng không có cánh theo công nghệ Israel "Delaila" với tên gọi là STAR-1.

Lĩnh vực hợp tác quân sự quan trọng nhất giữa Israel và Trung Quốc là hợp tác trong chế tạo hoặc bán vũ khí sử dụng cho Lục Quân Trung Quốc và nó được tiến hành theo hai hướng: Hướng thứ nhất là Israel chuyển giao các công nghệ để Trung Quốc sản xuất các đầu đạn pháo khoan thủng vỏ thép của xe tăng sử dụng Uran nghèo.

Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất các đầu đạn trên cho pháo 125mm và 105mm trên xe tăng. Hướng thứ hai- sử dụng công nghệ Israel để sản xuất tổ hợp tên lửa chống tăng của Trung Quốc kiểu 92B. Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ thì chính tổ hợp tên lửa chống tăng này của Trung Quốc đã áp dụng công nghệ chế tạo tên lửa Manpats của Israel.

Nhìn chung, Israel đánh giá một cách lạc quan triển vọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, dù hiện nay châu Âu vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí sang Trung Quốc, tuy nhiên lện cấm này cũng bộc lộ nhiều sơ hở khiến Israel lách luật và tiến hành buôn bán vũ khí, thiết bị quân sự với Trung Quốc trong nhiều năm qua bất chấp phản đối của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu.

Vì vậy, có thể không cần phải thực hiện tấn công mạng, những công nghệ quốc phòng hàng đầu của Israel đã lọt vào tay Trung Quốc.

israel tu dang cong nghe quoc phong cho trung quoc \'Israel muốn bán công nghệ và có thể cùng VN tạo công nghệ mới\'

Đại sứ Israel tại Việt Nam nói dù muốn nhiều công nghệ Israel được xuất khẩu sang Việt Nam, ông cũng muốn thúc đẩy hợp ...

israel tu dang cong nghe quoc phong cho trung quoc Nhóm khoa học Israel tuyên bố chữa được ung thư trong một năm nữa

Một nhóm các nhà khoa học Israel tuyên bố họ sẽ tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh ung thư trong năm tới.

israel tu dang cong nghe quoc phong cho trung quoc Tướng Syria: Tên lửa Syria tấn công mọi mục tiêu tại Israel

Hãng Sputnik bản tiếng Arab dẫn lời Tướng về hưu General Reza Shariqi cho biết, kho tên lửa của Syria có thể tấn công đến ...

/ http://baodatviet.vn