Hãy trả hàm giáo sư về cho trường đại học

Một số ứng viên GS, PGS trong danh sách 95 trường hợp cần xác minh đã tự nộp đơn xin rút lui khỏi danh sách xem xét đạt chuẩn GS, PGS năm 2017.

Hay quá, dù không biết tự lượng sức mình khi làm hồ sơ tham gia, nay báo chí vào cuộc, Thủ tướng chỉ đạo rà soát gắt gao, thì cũng tự biết để rút lui. Đây là lựa chọn khôn ngoan, còn hơn tới ngày bị công bố trong danh sách hồ sơ không đạt chuẩn thì quá đau. Rút lui cũng là cách bảo toàn danh dự.

Nhưng còn nữa, những ai dù không trong danh sách 95 người, mà thuộc 1.131 người tạm cho là qua cửa, nhưng nếu biết mình không đạt, thì cũng nên tự rút lui. Vì sẽ có ngày sự thật bị phơi bày, như trường hợp ông Đặng Công Tráng, lúc đó cái hư danh giáo sư mất tiêu và danh dự cũng không còn.

Qua vụ phong GS, PGS năm 2017, so chiếu lại với Nghị quyết 14/2005/NQ-CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 2.11.2005, mới thấy tư duy tiến bộ của ông, nhưng cho đến nay, vẫn không được triển khai thực hiện. Trong phần đổi mới của Nghị quyết 14, có nội dung liên quan đến GS, PGS: “Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư”.

Thứ nhất là việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS giao cho cơ sở thực hiện, có nghĩa là theo hướng bỏ Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, đây là cách mà phần lớn các nước đang áp dụng. Đúng là, phải để cho các trường đại học tự quyết. Đừng lo loạn giáo sư, bởi vì các trường sẽ tự chịu trách nhiệm về thương hiệu của mình, anh nào bán danh giáo sư quá rẻ thì anh đó tự sát.

Trên thế giới, danh tiếng của giáo sư phụ thuộc vào trường đại học. Việt Nam cũng thế thôi, anh cứ cho tôi biết anh là giáo sư của trường nào thì tôi sẽ nói anh là ai.

Thứ hai là định kỳ đánh giá bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh, đây là chủ trương quá tiến bộ. Giáo sư cũng phải đánh giá lại, không thể cứ phong một lần là mãi mãi giáo sư. Những ai không còn hoạt động trong ngành giáo dục, không còn giảng dạy, nghiên cứu thì phải miễn nhiệm.

Nghị quyết tiến bộ như vậy, nhưng 13 năm nay không thực hiện, không chịu thay đổi, GS, PGS xem như một thứ danh lợi hơn là thực chất khoa học, vụ khủng hoảng phong học hàm năm 2017 là hậu quả không thể không xảy ra.

Chỉ riêng nội dung đổi mới về phong GS, PGS, cũng đủ thấy cái tầm của cố Thủ tướng Phan Văn Khải khi đương nhiệm.

hay tra ham giao su ve cho truong dai hoc Khi quan chức đánh bóng bằng \'trang sức cao cấp\'

“Nếu vì danh vọng địa vị, vì sự lộng lẫy bản thân mà đánh bóng bằng \'trang sức cao cấp\' được sắm từ tiền thuế ...

hay tra ham giao su ve cho truong dai hoc Giáo sư trước hết phải là người \'lãnh đạo khoa học\'

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, ở Australia giáo sư phải có nhiệm vụ đóng góp cho trường và đất nước, chứ không chỉ ngồi trong ...

hay tra ham giao su ve cho truong dai hoc Lạm phát GS, PGS: Giá mà tăng tương xứng với chất lượng giáo dục

Tôi là một công dân Việt Nam, từng được đào tạo dưới mái trường đại học chính quy. Thẳng thắn mà nói, khi biết thông ...

hay tra ham giao su ve cho truong dai hoc Bổ nhiệm GS, PGS: Liệu ai bị "đánh trượt" khi mà tiêu chuẩn GS còn thấp hơn tiến sĩ?

Nếu việc rà soát lại hồ sơ của các ứng viên GS, PGS vừa được công nhận đạt chuẩn năm nay theo quy chế hiện ...

/ https://laodong.vn