Sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam không chỉ hiện diện trên chiến trường mà cả đời thường. Loạt ảnh miền Nam năm 1972 của Ian Berry cho thấy rõ điều này.
Một người đàn ông bị mất chân do chiến tranh chờ được nhận chân giả tại một cơ sở y tế ở miền Nam năm 1972. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Hàng vạn người đã mất chân, tay do hậu quả của chiến tranh, khiến ngành sản xuất chân tay giả phát triển mạnh ở miền Nam Việt Nam. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Một bé gái mất cả hai chân, bước đi bằng chân giả với sự hỗ trợ của nạng gỗ. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Một nữ tu sĩ chăm sóc các em bé mồ côi trong một cơ sở từ thiện thuộc nhà thờ ở Sài Gòn năm 1972. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Có nhiều cơ sở như thế này nằm dưới sự bảo trợ của Caritas, một tổ chức từ thiện của Giáo hội Công giáo hoạt động tại nhiều quốc gia. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Bên cạnh trẻ em mất cha mẹ do chiến tranh, rất nhiều em bị bỏ rơi vì là kết quả ngoài ý muốn của mối tình giữa lính Mỹ và phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Bữa trưa của các em bé trong trại trẻ mồ côi. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Giường ngủ của một em bé được lót bằng vỏ bao đựng thực phẩm viện trợ của Mỹ. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Giờ bú sữa của các em bé trong trại. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Trong lớp học của trại trẻ mồ côi. Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos.
Những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam qua ống kính người Nhật
Có mặt tại Sài Gòn tháng 4.1975, phóng viên người Nhật Bản Hiroji Kubota đã ghi lại loạt ảnh khó quên về những ngày cuối ... |
Giải mã về tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Không chỉ Cục Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan Quân báo Quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc, Cơ quan An ninh quốc gia ... |
"Tổ đại bàng" của pháo đài bay Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Sân bay quân sự Andersen tại Guam chính là nơi “tập kết“ những siêu pháo đài bay Mỹ trước khi chúng được tung vào cuộc ... |