Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, Trung Quốc có 2 thất bại cay đắng khi sử dụng bộ binh và xe tăng phối hợp tấn công qua biên giới. Điều này phần nào nói lên mặt hạn chế khi tác chiến thực địa của quân đội Trung Quốc thời điểm đó.
Ngày 17.2.1979, quân đội Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh đối với Việt Nam. Đây là cuộc chiến mà phía Trung Quốc đã tổn thất rất lớn. Chưa đến 1 tháng chiến sự, quân đội Trung Quốc đã hy sinh hơn 6.000 binh sỹ và thương vong hơn 1 vạn người. Nguyên nhân dẫn đến thương vong nghiêm trọng như vậy, ngoài việc quân đội Việt Nam ngoan cường và có sức chiến đấu mạnh ra thì còn vì bản thân Trung Quốc tồn tại một số hạn chế. Trong cuộc chiến này, quân đội Trung Quốc từng xảy ra hai lần phối hợp xe tăng và bộ binh thất bại. Điều đó bộc lộ ra những vấn đề trong chỉ huy của quân đội Trung Quốc thời đó.
Vào lúc 3 giờ sáng ngày 20.2.1979, Trung đoàn 364 của Sư đoàn 122 thuộc Quân đoàn 41 hạ lệnh cho Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 mang 1 trung đội pháo, 2 trung đội súng máy có sự yểm trợ của đại đội 7 xe tăng thuộc tiểu đoàn 3 của trung đoàn xe tăng trực thuộc quân đoàn, tiến theo đường cái Sóc Giang tiến về phía Tây; Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 và Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 tiến theo phía sau.
Lúc 8h sáng, tiến đến Quách Thọ Nam Sơn (địa danh theo phiên âm của Trung Quốc), vì bộ đội không sục sạo các địa hình có lợi ở hai bên đường khi tiến lên cho nên đã không thể cảnh giới phía trước. Bởi vậy Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 đã đột nhiên bị hỏa lực quân đội Việt Nam từ ba mặt trái phải và giữa ở trên cao bắn xuống.
Lúc đó, Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 364 không theo đường cái Nam Sơn tiến công đến địa điểm chỉ định, sư đoàn, trung đoàn cũng không tổ chức pháo bắn chi viện. Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 cùng với lực lượng bộ đội phối thuộc bị chế áp trên đường cái và các ruộng lúa hai bên đường không thể triển khai bộ đội, cũng không thể đối phó hữu hiệu với hỏa lực của quân đội Việt Nam cho nên chỉ còn cách nằm chịu đòn.
Chiến đấu trong hơn 1 giờ, Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 cùng các lực lượng phối thuộc bị thương vong gần 200 người. Đáng kể nữa là Trung đoàn phó Trung đoàn 364 Âu Dương Minh đi tăng cường và Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 Dương Vĩ Minh cũng trúng đạn tử trận. Trong tình huống khẩn cấp, Đại đội xe tăng 9 chở theo Đại đội 6 của Tiểu đoàn 2 đến tiếp ứng, kịch chiến hơn 1 giờ mới cứu được Đại đội 5 và các lực lượng phối thuộc ra khỏi nguy hiểm.
Khi đó, toàn bộ Đại đội 5 chỉ còn lại 4 người. Trận gặp phục kích này là trận Sư đoàn 122 thương vong nặng nhất trong chiến dịch ở Sóc Giang. Sau chiến trận này, Đại đội 5 được Quân ủy Trung ương tặng danh hiệu “Đại đội Anh hùng mũi nhọn”. Nhưng trước trận đánh họ có hơn 130 người mà sau trận đánh chỉ còn 4 người và đại đội này cũng là đại đội thương vong nặng nhất trong chiến tranh Việt-Trung. Để hỗ trợ Tiểu đoàn 2, 7h40 phút sáng hôm đó, Sư đoàn 122 đưa Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 364 vào chiến đấu, từ điểm cao ở bản Dương Tây theo sống núi tiến công Sóc Giang.
Tiểu đoàn 3 cho Đại đội 7 và Đại đội 8 tiên phong, Đại đội 9 đi sau, được cối 82mm yểm trợ, từ hai phía Nam Bắc tiến lên từng đoạn. Chiến đấu đến 15h chiều, Đại đội 7 của Tiểu đoàn 3 chiếm Ba Nguyên phía Nam chân núi, Đại đội 8 tiến công hai điểm cao vô danh ở tây nam Quách Thọ đang kịch chiến với quân đội Việt Nam, Đại đội 9 tiến đế gần Ba Nguyên.
Lúc 15h, Sư đoàn 122 lại nhận được điện mệnh lệnh từ quân đoàn: Nhanh chóng đánh thống Bình Mạnh, Sóc Giang, bản Lạp đến đường An Lạc. Nhiệm vụ giao trong bức điện rất nặng nề. Trước đó Quân khu Quảng Châu dự định cả chiến dịch Cao Bằng hoàn thành trong thời gian từ 3 đến 5 ngày, hiện nay đã đánh đến ngày thứ 4, các đơn vị bộ đội bạn đã sắp vào Cao Bằng mà Sư đoàn 122 vẫn chưa đánh qua được Sóc Giang, binh lực hỏa pháo, quân nhu tiếp tế không thể đưa đi kịp thời, như vậy sẽ làm mất thời cơ chiến đấu.
Vừa đúng lúc đó, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 364 báo cáo lên sư đoàn: Đã chiếm được 2 điểm cao vô danh phía tây nam Ba Nguyên, đồng thời chiếm được một mỏm núi cuối cùng của ngọn núi đông nam Sóc Giang.
Lúc 16 giờ, Trung đoàn 364 cho Đại đội 2 Tiểu đoàn 1 (thiếu 1 trung đội) tăng cường thêm hỏa lực ngồi trên 7 chiếc xe tăng của Đại đội xe tăng 9 theo đường cái xuất kích về Sóc Giang. Trung đoàn này tổ chức 2 đại đội súng cối yểm trợ hỏa lực. 17h37, Đại đội 2 ngồi xe tăng chạy tốc độ cao tiến lên. Đến chỗ ngoặt thì gặp hỏa lực Việt Nam ngăn chặn. Xe đi đầu số hiệu 905 đè lên địa lôi ngừng lại, đường bị tắc, các xe tăng khác liền triển khai hỏa lực để hỗ trợ bộ binh chiến đấu...
Trung đoàn 364 hai lần phối hợp với xe tăng thất bại, thương vong nghiêm trọng đã bộc lộ ra nhiều sai lầm trong chỉ huy và chiến thuật. Trước hết là chỉ đạo của sư đoàn có chỗ nóng vội, không nắm rõ được tình hình đối phương, cũng không kiểm tra báo cáo tình hình của cấp dưới, đó là biểu hiện khinh địch mạo hiểm tiến lên.
Thứ hai là bộ đội tiến công Nam Sơn - Sóc Giang còn chưa đến nơi, chưa thể hiệp đồng với bộ đội tiến công theo đường cái. Thứ ba là bộ đội tiến công theo đường cái không tìm các địa hình có lợi ở hai bên đường tiến quân cho nên đã rơi vào ổ phục kích hỏa lực của quân Việt Nam. Tác chiến sơn địa rừng núi ở Việt Bắc như vậy, trước khi triển khai binh lực hỏa lực cần biết rằng nếu không thể khống chế các điểm cao hai bên đường thì tiến quân trên đường sẽ gặp tổn thất nghiêm trọng. Đây chính là yêu cầu cần phải phối hợp hành động giữa lực lượng tiến trên đường với lực lượng kiểm soát các điểm cao. Nó đòi hỏi yêu cầu cao về mặt vận dụng chiến thuật hiệp đồng giữa bộ binh, xe tăng với pháo binh.
Chiến tranh biên giới: Nỗi uất hận vọng từ đáy giếng chôn 43 xác người
40 năm trôi qua, song ám ảnh về vụ tàn sát 43 người dân trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 vẫn hằn in ... |
Cuộc chiến biên giới phía Bắc: Những điểm cao đau thương
Đặc công và bộ binh của ta phải lần vách đá bò lên, trong khi chúng nã pháo ngày đêm đến mức như nung đá ... |