Dịp Tết, nhiều sản phẩm hài đua nhau trình làng, nhưng trong đó có không ít sản phẩm bị đánh giá là “nhảm”, lạm dụng yếu tố dung tục, sex để gây cười.
Cùng với tranh tết, thơ tết, câu đối tết,… hài tết cũng là một sản phẩm văn hóa được đông đảo công chúng chờ đợi, yêu thích. Tết là dịp người lao động được nghỉ ngơi, học sinh nghỉ học, gia đình quây quần bên nhau. Những sản phẩm hài tết (sân khấu, tiểu phẩm, ca nhạc…) góp phần đem lại tiếng cười, niềm vui cho mọi người trong năm mới.
Đã có nhiều nghệ sĩ hài có tên tuổi, được công chúng chờ đợi như Trấn Thành, Hoài Linh, Quang Thắng, Xuân Bắc, Vân Dung, Xuân Hinh… Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ trẻ, nghiệp dư cũng tham gia diễn hài vào dịp tết, tạo ra sự sôi động, náo nhiệt của loại hình nghệ thuật này, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là bên cạnh những sáng tạo nghiêm túc, có chất lượng, vẫn tồn tại nhiều sản phẩm hài tết bị phê phán là hài “nhảm” hoặc dung tục, lạm dụng yếu tố sex… để gây cười.
Dấu hiệu nhận biết hài “nhảm” là các tình huống có tính chất vụn vặt, thiếu tính chất trí tuệ, không mang đặc trưng văn hóa vùng miền, không có chủ đề thống nhất mà chắp vá các tình tiết đơn lẻ, mang tính chất giễu nhại, dung tục, thô thiển, diễn xuất cẩu thả, tùy tiện…
Mặc dù nghệ sĩ có tài năng, nhưng với những kịch bản tồi, thì người xem vẫn đánh giá là nhảm, nhạt, giá trị tư tưởng và thẩm mỹ kém.
Bên cạnh đó, là tình trạng lạm dụng, tràn lan các yếu tố sex trong không ít tiểu phẩm hài tết, từ nội dung kịch bản, ngôn ngữ, diễn xuất của diễn viên. Đương nhiên trong sân khấu dân gian cũng có yếu tố sex, nhưng không phải là nội dung chủ đạo, mà chỉ điểm xuyết, cách thể hiện cũng tế nhị chứ không trần trụi, lố bịch (ví dụ hoạt cảnh: Lý trưởng và mẹ Đốp, chèo Quan âm Thị Kính).
Sự lạm dụng các yếu tố “nhảm”, sex trong các tiểu phẩm, ca kịch hài tết gây phản cảm, tạo ra nhiều tác động tiêu cực tới nhận thức, cảm xúc thẩm mỹ của công chúng, đặc biệt giới trẻ. Đây là cách làm “ăn xổi”, về lâu dài, nếu theo xu hướng này, công chúng sẽ dị ứng, quay lưng với hài tết.
Đành rằng, do chạy theo số lượng và áp lực liên tục phải có cái mới, để có một sản phẩm hài tết nghiêm túc, chất lượng, hấp dẫn là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc tự điều chỉnh của các nghệ sĩ, nhà sản xuất, nhà nước cần có chế tài hữu hiệu để hạn chế, ngăn chặn các sản phẩm hài dung tục, nhảm nhí, nhằm bảo vệ sự phát triển lành mạnh của nghệ thuật.
\'Không đóng cảnh hài Tết phản cảm dù được trả cát-xê gấp 10 lần\'
NSND Quốc Anh từng vào những vai hám gái, từng có những cảnh diễn thân mật với các diễn viên nữ trẻ. |
‘Tràn ngập cảnh khoe ngực là sự nhạt nhẽo, nhảm nhí của phim hài Tết’
Là người trong cuộc nhưng diễn viên - đạo diễn Quốc Quân khẳng định nếu phim hài Tết cứ mãi lạm dụng cảnh “khoe da ... |