Đội phản ứng nhanh tại chỗ lấy mẫu mang đi xét nghiệm, khoanh vùng, xử lý ổ dịch bệnh tả lợn nhằm tránh lây lan.
Tình huống giả định là phát hiện ổ dịch tại xã Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội), lực lượng chức năng thực hiện biện pháp ứng phó khẩn cấp gồm: Báo cáo tình hình dịch, lấy mẫu, khoanh vùng, lập chốt kiểm dịch 24/24h tại tuyến đường trọng điểm ra vào xã, lập 2 tổ kiểm tra, đôn đốc và giám sát công tác phòng chống dịch tại các thôn. Đài Phát thanh xã tăng thời lượng, nội dung phát thanh về phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Một đội phản ứng nhanh là các cán bộ của Chi cục Thú y Hà Nội và cán bộ xã được thành lập. Tất cả được trang bị đầy đủ để tham gia tiếp cận và xử lý điểm dịch.
Để chống dịch, mỗi cán bộ sử dụng trang phục bảo hộ lao động loại dùng một lần. Đến ngày 6/3, Hà Nội phát hiện bốn ổ dịch tại Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm với hơn 100 lợn mắc bệnh và tiêu hủy.
Thuốc khử trùng được pha với nước, đưa vào bình để phun vào ổ dịch và vùng lân cận.
Cán bộ thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng vùng dịch. Tại buổi diễn tập, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y đã yêu cầu xã Thanh Mai tập trung nguồn lực để xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ thôn có lợn dương tính với dịch tả lợn trong vòng 21 ngày để theo dõi, giám sát. Hộ chăn nuôi chỉ được tái đàn sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh.
Đàn lợn thuộc ổ dịch sẽ được dồn về một góc dể dễ dàng xử lý.
Từng con lợn bị dịch sẽ được cho riêng vào bao để quản lý số lượng.
Sau khi đưa lợn ra xe mang đi tiêu hủy, đội phản ứng nhanh sẽ dọn vệ sinh chuồng trại nuôi rồi phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột trên khắp chuồng.
Lợn sẽ được đưa về nơi tập kết, đào hố sâu để chôn. Nước tẩy trùng và vôi bọt sẽ được rắc xuống hố.
Toàn bộ trang phục bảo hộ sau đó sẽ tháo bỏ và chôn cùng số lợn dịch. Tại các chốt kiểm dịch, phương tiện ra vào vùng dịch cũng phải phun thuốc khử trùng nhằm hạn chế virus lây lan từ nơi này sang nơi khác.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT,để phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ngoài việc triển khai diễn tập phòng chống dịch, Hà Nội cần tiếp tục phát động đợt tẩy uế môi trường trên địa bàn Thành phố (dự kiến từ 15/3 - 15/4). Đồng thời thành lập 5 tổ công tác liên ngành đi kiểm tra tất cả các quận, huyện và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để lây lan diện rộng.
Tất cả sẽ được đào sâu chôn chặt để tránh việc động vật bị đào bới.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 1/2 đến 5/3, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 331 hộ, 49 xã, 20 huyện, 9 tỉnh thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Điện Biên), tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy hơn 6.470 con.
Thành phố Hà Nội có 988 cơ sở giết mổ, hàng ngày kiểm soát 200 con trâu bò, gần 4.000 con lợn, 28.000 gia cầm.
Bốn quận huyện Hà Nội phát hiện dịch tả lợn châu Phi
Chỉ trong hai ngày, thành phố đã phát hiện thêm 3 ổ dịch với trên 80 con lợn mắc bệnh. |
Dịch tả lợn châu Phi lan ra 9 tỉnh
Hoà Bình và Điện Biên là hai tỉnh mới nhất phát hiện dịch, tỷ lệ lợn chết khi nhiễm virus là 100%. |
Cán bộ trạm kiểm dịch thờ ơ với tả lợn châu Phi: Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An lên tiếng
Sau khi VTC News phản ánh việc các chốt, trạm kiểm dịch ở Nghệ An không có người trực, cán bộ thờ ơ với dịch ... |
9 địa phương xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi
Hoà Bình và Điện Biên là hai tỉnh mới nhất phát hiện dịch, tỷ lệ lợn chết khi nhiễm virus là 100%. |