Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách đánh bật lực lượng dân quân người Kurd - chủ yếu là các chiến binh Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và YPG do Mỹ hậu thuẫn tại vùng phía Đông Euphrates, sau đó thiết lập tiến trình chính trị giống như thỏa thuận tại Manbij.
Hôm 6/6, hai ngày sau thỏa thuận Manbij đạt được với phía Mỹ, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết nước này đang nhắm tới việc “dọn dẹp” tiếp tục khu vực Đông Euphrates khỏi các tay súng người Kurd do Washington hậu thuẫn.
Các chiến binh người Kurd tại Syria. |
W. Robert Pearson, học giả viện Trung Đông kiêm cựu Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhận định thỏa thuận Manbij là khởi đầu của quá trình hợp tác xa hơn giữa Washington và Ankara, song mức độ hợp tác còn phụ thuộc vào việc tìm kiếm một nền tảng lợi ích chung giữa hai quốc gia đồng minh trong khối NATO nhưng có tương đối nhiều rạn nứt trong thời gian qua.
Đầu tuần này, bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung của Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh vào việc sử dụng lộ trình Manbij nhằm đảm bảo an ninh và ổn định ở vùng này, nhưng lại không cung cấp thêm chi tiết về các bước và điều kiện của kế hoạch trên.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố về thỏa thuận này trước khi thông báo chung trên chính thức được đưa ra.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước tuyên bố thỏa thuận Manbij bao gồm ba giai đoạn: Rút quân người Kurd YPG khỏi bờ phía Tây của sông Euphrates; thành lập phái đoàn thanh tra chung Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ; hình thành hội đồng chính quyền địa phương trong vòng 60 ngày kể từ sau ngày 4/6.
Ankara coi các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) như một nhánh của Đảng Công nhân Kurd (PKK) vốn bị Mỹ và châu Âu coi là một tổ chức khủng bố.
Manbij vốn là một điểm nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - hai đồng minh NATO, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào đánh Afrin và thề sẽ kéo sang Manbij, nơi Mỹ đang sát cánh với YPG đánh IS.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đạt được một thỏa thuận đối với Mỹ về việc đưa người Kurd ra khỏi Manbij được đánh giá là chiến thắng đối với Ankara khi từ trước tới nay Washington luôn đánh giá cao sự hỗ trợ của YPG đối với Lầu Năm Góc trong cuộc chiến ở Syria.
Cân bằng lợi ích
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong vài năm qua. Mối lo ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên do tình trạng bất ổn trong khu vực, chủ yếu ở Syria; cùng với đó là vai trò gia tăng của các tác nhân khác nhau trong khu vực; và ảnh hưởng ngày càng lớn của lực lựng Kurd YPG, mà Washington coi như đồng minh chính trong cuộc chiến chống khủng bố.
Căn cứ Mỹ tại Manbij. |
Liên quan đến các mối quan hệ chiến lược trong khu vực, Charles Lister, Chủ nhiệm chương trình Chủ nghĩa cực đoan và Chủ nghĩa đối kháng tại Viện Trung Đông, cho rằng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy việc tái tạo mối quan hệ của họ có giá trị hơn trước sự cấp thiết của tình hình Syria lúc này, khi cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga, Syria và các lực lượng đồng minh.
Do đó, cái bắt tay giữa Ankara và Washington trong thời gian này như một phương pháp hợp tác nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên tại Syria, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Xét về thế và lực của Thổ Nhĩ Kỳ lúc này tại vùng biên giới với Syria thì việc Washington đồng ý với Ankara về thỏa thuận xoay quanh Manbij là điều dễ hiểu.
Hơn nữa, từ trước tới nay, nếu để ý kỹ những phát ngôn của quân đội, Chính phủ Mỹ, từ chính quyền Obama tới Donald Trump, đều thấy rằng họ luôn ám chỉ việc có thể thay đổi mối quan hệ đối với lực lượng người Kurd tại Syria”.
Do đó việc Mỹ bất ngờ đồng ý thiết lập một thỏa thuận với Ankara về việc đẩy người Kurd ra khỏi vùng biên giới không phải một diễn biến quá bất ngờ.
Còn tại Đông Euphrates, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đang nhắm tới, nhiều khả năng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình tại đây song Washington sẽ không quá tới mức cứng rắn mà sẽ để cho Ankara cơ hội được đàm phán và hợp tác nhằm đạt được một thỏa thuận có lợi nhất cho cả hai bên, các chuyên gia nhận định.
Bị Mỹ quay lưng, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang mua Su-57 của Nga
Ankara có khả năng sẽ chuyển hướng sang mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga nếu Washington quyết định đình chỉ thỏa thuận cung ... |
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ trả lại Afrin cho Syria?
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Akdag hôm nay (16/5) tuyên bố nước này sẽ không bao giờ trả lại vùng Afrin của Syria ... |
Tổng thống Erdogan lên tiếng chỉ trích Israel xâm phạm Syria
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Israel đang gieo rắc chiến tranh ở Trung Đông và xâm phạm chủ quyền Syria. |