Đừng làm dư luận bận tâm với cải tiến tiếng Việt kia nữa

Câu chuyện về tiếng Việt (“tiếw Việt”) cải tiến của ông PGS Bùi Hiền xem ra vẫn còn “rỉ rả” vì những thông tin ông chuyển thể “Truyện Kiều” sang loại tiếng Việt cải tiến, rồi nào là ông đăng ký quyền tác giả v.v… Nói thật, càng đọc thấy càng mệt, và cũng chẳng có gì gọi là bổ ích.

dung lam du luan ban tam voi cai tien tieng viet kia nua

(ảnh:LDO).

Trong ngành thời trang ngày nay có hai tuyến là thời trang thường được biết đến là thời trang trình diễn và thời trang ứng dụng. Thời trang trình diễn chúng ta thường thấy trên các sàn diễn lớn ở Pari, Milan, New York v.v… mà dường như rất hiếm thấy ai mặc trong đời sống thường nhật. Bởi nó đôi khi chỉ là những ý tưởng, phác họa một xu hướng, và giúp tạo thương hiệu cho nhà thiết kế. Trong khi đó thời trang ứng dụng sẽ tạo ra doanh số bán hàng, được người ta mua và tiêu dùng hàng ngày.

Tiếng Việt cải tiến của ông Bùi Hiền, nếu xem là một công trình nghiên cứu và học thuật, dù được quan tâm hay bàn luận nhất thời thì cũng cần truyền thông ở một chừng mực để tránh làm xáo trộn dư luận, đặc biệt là các em học sinh, trẻ em vốn dĩ rất hay dễ bắt chước, hoặc khó phân định thứ gì được chính thức áp dụng với những thứ chỉ là đề xuất, nghiên cứu.

Cần khẳng định rằng tiếng Việt cải tiến của ông Bùi Hiền không có tính khả thi, bởi nó không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như thói quen ăn nói của người Việt ngày nay. Nếu khu biệt công trình của ông ở trong tủ tài liệu; trong các cuộc hội thảo chuyên môn về ngôn ngữ học, tiếng Việt; hay lưu giữ trong các thư viện trường đại học, viện nghiên cứu để cho sinh viên và nghiên cứu sinh tham khảo thì phù hợp. Ngược lại, mang ra bàn luận trong đại chúng mà chẳng “bổ béo” gì, thậm chí còn nặng tính PR cá nhân và làm cho trẻ em dễ ngộ nhận, thì không nên.

Mạng xã hội một độ rộ lên bàn luận về loại tiếng Việt cải tiến nhưng nay gần như không còn đề cập. Ông Bùi Hiền vẫn tiếp tục nói về công trình của ông nhưng nếu chúng ta phân định rạch ròi: Công trình nghiên cứu, học thuật không thể áp dụng trong cuộc sống thì hãy để nó sống với một số phận công trình học thuật, đừng để dư luận tiếp tục bị bận tâm vô ích.

dung lam du luan ban tam voi cai tien tieng viet kia nua PGS Bùi Hiền ăn bánh mì thay cơm để dịch “Truyện Kiều” sang “Tiếw Việt”

PGS-TS Bùi Hiền chia sẻ, nhiều bữa ông đã ăn bánh mì thay cơm, vì muốn dành hết thời gian, toàn tâm thực hiện việc ...

dung lam du luan ban tam voi cai tien tieng viet kia nua Chuyển “Truyện Kiều” sang “Cuyện Kiều”: Trò đùa dai của PGS Bùi Hiền

Với việc công bố kết quả chuyển đổi tác phẩm “Truyện Kiều” bằng chữ quốc ngữ sang loại chữ viết do ông Bùi Hiền tự ...

/ https://laodong.vn