Động thái đáng ngờ của Trung Quốc sau khi đe đọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc dường như đang muốn nâng cấp lời đe dọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ khi tuyên bố vừa triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo DF-26 vốn được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay, theo News.co.au.

Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc hôm 9/1 đưa tin, hệ thống tên lửa đạn đạo mới nhất của Trung Quốc DF-26 được giới thiệu vào tháng 4/2018 đã được triển khai tới khu vực cao nguyên và sa mạc ở tây bắc Trung Quốc.

Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ điều tàu khu trục dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Nó cũng được xem là hành động nâng cấp mối đe dọa đánh chìm tàu 2 sân bay của Mỹ từng được một thiếu tướng quân đội Trung Quốc đưa ra cuối tháng 12/2018.

dong thai dang ngo cua trung quoc sau khi de doa danh chim tau san bay my

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 trong một buổi diễu hành quân sự. (Ảnh: News.cn)

Theo Chuẩn Đô đốc La Viện, người được xếp vào phe "diều hâu" trong quân đội Trung Quốc, Bắc Kinh hoàn toàn có thể làm được điều này với các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm mới.

"DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới của Trung Quốc có khả năng tấn công các tàu lớn hoặc cỡ trung trên biển. Nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường", Global Times cảnh báo.

Không giống các tên lửa hành trình tầm ngắn được bố trí gần Eo biển Đài Loan hoặc trên các hòn đảo đang tranh chấp, DF-26 được đưa lên các xe tải di chuyển tới các vùng cao nguyên và sa mạc ở Tây Bắc Trung Quốc và đặt dưới sự kiểm soát của một lữ đoàn tên lửa thuộc Lực Lượng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại khu vực.

“Một tên lửa phóng từ sâu trong đất liền sẽ khó đánh chặn hơn”, Global Times dẫn lời một chuyên gia phân tích.

Theo ông này, DF-26 có tầm bắn đủ rộng được cho là khoảng 4.500 km, đủ sức bao quát Biển Đông ngay cả khi được phóng từ sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

“Trong giai đoạn đầu khi được phóng, nó sẽ di chuyển tương đối chậm và khó bị phát hiện. Tới giai đoạn sau, tốc độ của nó sẽ nhanh tới mức khả năng đánh chặn nó gần như là không thể”, ông này nói.

Tờ Global Times thậm chí còn cảnh báo đảo Guam của Mỹ cũng nằm trong tầm bắn của DF-26.

“Hành động triển khai mới đây là lời nhắc nhở rằng Trung Quốc có khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình”, tờ báo Trung Quốc tuyên bố.

Mỹ không công nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông vốn đã bị tòa án quốc tế bác bỏ. Bắc Kinh trong khi đó lớn tiếng chỉ trích Washington liên tục gửi các tàu quân sự tới Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông bất chấp cảnh báo từ cộng đồng quốc tế. Hải quân Mỹ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) tại vùng biển này và kêu gọi các quốc gia khác thực hiện các hành động tương tự.

dong thai dang ngo cua trung quoc sau khi de doa danh chim tau san bay my Gái Trung Quốc dùng sex moi tin tình báo của Mỹ

Một nhà thầu quốc phòng Mỹ 59 tuổi, từng là sĩ quan quân đội Mỹ bị bắt vì cáo buộc tiết lộ tin tình báo ...

dong thai dang ngo cua trung quoc sau khi de doa danh chim tau san bay my Lộ mặt quan tham TQ bị "hạ gục" ngay đầu năm

Trần Cương đã trở thành quan chức cấp phó bộ đầu tiên bị ngã ngựa trong năm 2019. Tuy nhiên nguyên nhân cụ thể khiến ...

dong thai dang ngo cua trung quoc sau khi de doa danh chim tau san bay my Trung Quốc, Nga và EU tìm cách thoát khỏi dollar dầu mỏ

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa đơn phương Mỹ dưới thời ông Trump đã tạo nên những mối lo ngại trên thế giới, dẫn đến ...

dong thai dang ngo cua trung quoc sau khi de doa danh chim tau san bay my Trung Quốc thế kỷ 19 qua những bức ảnh hiếm

Triển lãm mới của nhà sưu tầm Stephan Loewentheil mang đến cái nhìn chân thực về Trung Quốc thế kỷ 19 qua những bức ảnh ...