Lâu đài là tên mà dân Liberia đặt cho Dinh Tổng thống ở thủ đô Monrovia, và họ cũng khẳng định tòa dinh bị ma ám và xúi quẩy nên không vị tổng thống nào dám ngủ ở tòa nhà này.
Tòa Dinh Tổng thống Liberia đang được sửa chữa-Ảnh: New York Times |
Người dân còn khẳng định nhiều hồn ma lang thang ở các hành lang, có thể nghe thấy tiếng vỗ tay của ma lúc đêm khuya, cứ như tràng vỗ tay sau một bài diễn văn.
Cụ Steven Togba, 82 tuổi sống gần Lâu đài, được gọi là Lão Steven, nói có cho tiền cụ cũng không ở trong tòa nhà này: “Thấy chuyện gì xảy ra với Tolbert, Doe, Tubman chưa?”.
Những cái chết rùng rợn với 3 vị Tổng thống
Tổng thống William Vacanarat Shadrach Tubman có nhiệm kỳ 27 năm, từng ra lệnh xây Lâu đài hồi đầu những năm 1960. Ông dọn vào tòa nhà năm 1964, và sống 7 năm tương đối an bình trước khi qua đời ở tuổi 75 hồi năm 1971.
Nhưng vì ít người chấp nhận người Liberia có thể chết vì tuổi già, nhiều người cho rằng ông chết do lời tiên tri của bà Wilhelmina Bryant-Dukuly (còn được gọi Mẹ Dukuly) cảnh báo ông rằng ông sẽ chết nếu ông để một con dao hoặc vật gì nhọn chạm vào cơ thể ông. Ông Tubman không nghe lời Mẹ Dukuly, cho phép các bác sĩ ở Anh giải phẩu chứng ung thư tuyến tiền liệt và ông qua đời.
Bảo vệ Lâu đài còn kể: thi thoảng hồn ma Tổng thống William R. Tolbert mặc quần áo ngủ, bị moi ruột hiện ra, bị người của tổng thống kế nhiệm dẫn đi, mùi thức ăn bay trong không khí vì ma chuẩn bị bữa ăn cuối cùng cho ông Tolbert.
Ông Tolbert kế nhiệm Tổng thống Tubman. Sau 9 năm, vào một đêm khuya, một nhóm lính do trung sĩ Samuel Doe chỉ huy tấn công Tổng thống Tolbert, trong một hành lang dài làm sởn gai ốc ở khu nhà ở của Lâu đài.
Những quân nhân đảo chính bắn 3 phát đạn vào ông Tolbert, rồi móc mắt phải của ông và moi ruột ông. Họ còn bắt Đệ nhất phu nhân Victoria Tolberg và con cái của ông, trước khi xử bắn toàn bộ thành viên chính phủ ở một bãi biển cách Lâu đài không xa.
Dưới tòa nhà có một đường hầm dẫn ra biển để giúp người trong Lâu đài thoát khỏi những vụ đảo chính, nhưng đêm đó, thang máy xuống đường hầm không hoạt động.
Hiện hành lang ở chỗ ông Tolbert bị giết vẫn dài và làm sởn gai ốc nhóm thợ sửa chữa. Tường trong phòng tắm lớn lắp đầy gương. Phòng khách ở tầng hầm khu nhà ở vương đầy máu trên tường và tấm thảm.
Trung sĩ Doe lên làm Tổng thống Liberia, chọn Lâu đài làm nơi ở. Người dân Liberia nói ông nuôi cá sấu dưới tầng hầm để chúng ăn thịt kẻ chống đối. Nhưng nữ Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf (sẽ mãn nhiệm vào đầu năm 2018) nhấn mạnh sau khi bà nhậm chức năm 2006, bà đã cử người xuống kiểm tra, không thấy máng thức ăn dành cho cá sấu.
Nhiệm kỳ của Doe kéo dài 10 năm, cho đến năm 1990 thì bị lãnh chúa chiến tranh Prince Johnson của Mặt trận yêu nước quốc gia Liberia độc lập tiến hành lật đổ.
Tổng thống Doe cố thủ trong Lâu đài suốt nhiều tháng, đến ngày 9.9.1990, ông ra ngoài thăm binh lính gìn giữ hòa bình quốc tế. Lập tức lính của Johnson tấn công và bắt được Doe trong một cuộc đấu súng.
Họ đưa Doe về hậu cứ, nơi mà Johnson tự quay phim đang uống bia, trong lúc quân lính cắt đôi tai Tổng thống Doe. Một video khác quay vài giờ sau, kết thúc với cảnh Tổng thống Doe gào lên: “Không, làm ơn dừng lại, đừng cắt dương vật của tôi”.
Những năm nội chiến kéo dài đến năm 1997, lãnh chúa chiến tranh Charles Taylor được bầu làm Tổng thống Liberia. Nhưng ngay cả trước khi trúng cử, ông đã vội vàng dọn đến Lâu đài hồi tháng 10.1996.
Và vệ sĩ của ông phải trả giá, khi một nhóm tấn công xuất hiện nhằm giết tướng Taylor: 7 vệ sĩ bị giết gồm một người dùng thân thể mình che chắn cho ông Taylor núp trong bồn tắm.
Năm 2003, Taylor phải bỏ trốn và sau đó bị buộc tội gây tội ác chiến tranh, đang thụ án 50 năm tù ở một nhà tù Anh.
Bà Sirleaf bị đồn thổi đã cho đốt phòng làm việc trong Dinh Tổng thống
Đương kim Tổng thống Sirleaf xem ra sẽ kết thúc nhiệm kỳ an toàn, được cho là sẽ “sống sót”, vì nhiều người Liberia nói bà không chịu ngủ ở Lâu Đài, ngoài vài đêm bà ngủ ở đây sau khi bà nhậm chức hồi năm 2006.
Vài ngày sau, bà quay về nhà riêng-là một tòa biệt thự được canh gác cẩn thận ở khu ngoại ô Chợ Cá của thủ đô Monrovia, nơi mà có thể bình yên bơi trong bể bơi mỗi sáng với lý do Lâu đài cần nâng cấp trước khi bà có thể đọn đến ở.
Những người bạn thân và cộng sự của bà Sirleaf kể khi đến Lâu đài, bà bị bất ngờ vì các cửa sổ ở phòng ăn tối của gia đình và ở phòng ngủ lớn của các tiền nhiệm đều sơn màu đen.
Trần căn phòng làm việc lẽ ra của bà Sirleaf được vẽ bằng những thiên thần hầu quanh Đức Jesus, nhìn xuống bàn làm việc. Khi bà Sirleaf yêu cầu xóa bỏ hình ảnh Đức Jesus và thiên thần, các thợ sửa không dám làm, vì tin đồn có ma quỷ trong tòa nhà.
Bà lặng lẽ nhờ người khác sơn lại trần phòng vào một đêm nọ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà phủ nhận đi sâu vào chi tiết: “Có những thiên thần bay trên trần phòng. Dĩ nhiên chúng tôi xóa bỏ”.
Vài tháng sau xảy ra một vụ cháy ở phòng làm việc này. Chính quyền kết luận cháy do bị chập điện. Nhưng nhiều người đoán chắc đó là một vụ đốt nhà, vừa đủ để nội thất trong phòng bị phá hủy, để bà Sirleaf có thể yêu cầu làm mới căn phòng.
Năm 2008, khi Tổng thống George Bush thăm Liberia, ông từng cùng bà Sirleaf nhún nhảy theo điệu nhạc, nhưng không ở trong Lâu đài. 12 năm sau, công việc làm mới Lâu đài sẽ không thể hoàn tất trước khi bà Sirleaf kết thúc nhiệm kỳ. Nó chỉ có thể hoàn tất trong 2 năm nữa, tức khi tổng thống kế tiếp đi được 1/3 nhiệm kỳ.
Tòa Lâu đài vẫn đang được sửa chữa, chờ đón Tổng thống mới. Bà Sirleaf không công khai ủng hộ ai trong cuộc bầu cử tổng thống, đã chúc người kế nhiệm mọi sự may mắn trong ngôi nhà mới...
Chuyện chưa kể về ngôi nhà ma ám ở ngõ Văn Chương
Khi thợ đào dưới lớp xi măng được khoảng 30cm ở khu vực công trình phụ thì người thợ hốt hoảng vì phát hiện thấy ... |
Cái chết bí ẩn của cô gái gốc Hoa nghi bị ma ám trong thang máy
Nữ sinh Canada chết sau khi có những hành động lạ trong thang máy, tại một khách sạn mang lịch sử nhuốm màu kinh dị. |
Khách sạn vướng lời nguyền cô dâu tự tử tại Mỹ
Hai cô dâu đang hạnh phúc trong tuần trăng mật đều tự tử ở một địa điểm, trong cùng một căn phòng và cùng một ... |
http://motthegioi.vn/du-lich-c-82/dinh-tong-thong-liberia-bi-ma-am-nguoi-o-gap-xui-74830.html