Đi chơi ngày Tết – xu hướng mới đang được chấp nhận

Tết từ lâu đã gắn liền với hình ảnh sum vầy, quây quần cả gia đình và cùng bên nhau ấm cúng bên mâm cỗ đoàn viên. Nhưng Tết từ vài năm nay còn gắn liền với hình ảnh của một cuộc di cư tìm đến những miền đất mới…những chuyến đi chơi Tết.

Tết bên gia đình hay Tết bên bạn bè

Ăn Tết xa nhà đã không còn là hình ảnh xa lạ với bố mẹ và người thân của những cô nàng xê dịch. Nhưng thay vì những lời trách móc rằng đi chơi là ích kỷ, là không làm tròn nhiệm vụ với gia đình, là chỉ biết bản thân mình…họ tuyệt nhiên lại không bị những lời trách cứ như vậy.

Lý do để bố mẹ ở nhà vẫn hài lòng và chuyến đi vẫn được thực hiện trong niềm hân hoan chính là ở hai từ: trọn vẹn.

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan

Để có một chuyến đi Tết, khi mọi người đang rầm rầm sắm sửa mọi thứ ngoài kia, các cô gái xê dịch có lẽ đã phải dành đến gần nửa năm chuẩn bị.

Vé đi chơi Tết thường không rẻ, nhất là trong thời điểm kỳ nghỉ lễ, hơn nữa một chuyến đi Tết hiếm khi đi ít ngày. Vậy là công việc ở cơ quan sẽ được làm gấp đôi ngày thường, chuẩn bị cho kỳ nghỉ. Bạn sẽ thấy khoảng một tháng trước Tết, các cô gái ấy làm việc không ngừng nghỉ ngày đêm.

Khi công việc đã hòm hòm, ngẩng đẩu lên, đã qua 23 tháng Chạp. Thời gian này họ dành hoàn toàn cho gia đình. Dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ với ông anh trai, đi chợ hoa sắm quất đào với bố rồi cùng mẹ chuẩn bị đồ ăn thức uống cho Tết. Đêm Giao thừa, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng đưa bố mẹ đi chùa cầu chúc một năm mới an lành.

Và đến khoảng mùng 2 Tết, sau khi đã dành cả một ngày mùng 1 thăm hỏi họ hàng, những người thân quen, họ xách cái balo nặng trịch, lên máy bay. Ở trong cái balo ấy, thế nào cũng có cái bánh chưng, khoanh giò, thế nào cũng có ít mứt Tết, ít ô mai hay chút đồ nhâm nhi cùng những bao lì xì thắm đỏ may mắn.

Mùng 1 bên gia đình

Mùng 2 xuất hành đầu năm

Đó không còn là hình ảnh xa lạ trên những chuyến bay xuân đến mọi miền Tổ quốc và nước ngoài xa xôi.

Quanh năm là Tết

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan

Xu hướng xê dịch Tết bắt đầu trở nên mạnh mẽ trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ, những người chưa lập gia đình, vẫn đang tự do trên con đường hôn nhân. Chưa chồng, chưa con, chưa vướng bận. Thế nên, việc Tết có phần nhẹ nhàng hơn với những người đã có gia đình.

Một phần quan trọng nữa chính là ở tư tưởng của người trẻ hôm nay có phần khác. Với họ, Tết là nghỉ ngơi, Tết là mặc đẹp, trang điểm xinh và bước ra phố xúng xính trong nắng xuân. Tết là khoảng thời gian nghỉ dài có thể tận dụng để đi chơi vài ngày, ngủ nướng thêm vài giờ hay đi chơi với bạn lâu hơn một chút.

“Tết với mình đặc biệt hơn mọi ngày vì đó là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết có ý nghĩa với những người ở xa trở về đoàn tụ bên gia đình. Còn gia đình mình sống gần nhau, tuần nào cũng tụ họp rồi! Nên Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi thực sự. Mình không muốn lúc nào mẹ cũng chỉ lo mâm cỗ, rồi rửa bát, rồi lại cỗ bàn. Bây giờ no đủ quanh năm rồi, ăn Tết nên nhẹ nhàng và tiết kiệm. Nếu bố mẹ đồng ý, mình sẽ dẫn bố mẹ đi chơi Tết, thảnh thơi mấy ngày đầu năm.” – Đó là tâm sự của Kim Ngân, một cô nàng yêu xê dịch. Tết này, Kim Ngân đã thực hiện được giấc mơ đưa bố mẹ cùng đi với mình sang Hồng Kong chơi. Vừa nghỉ ngơi mà vẫn thấy không khí Tết. Gia đình cô sẽ đến đây trong 5 ngày, từ mùng 2 Tết.

Năm mới đón chờ trên những bước chân

Thay đổi quan niệm về một cái Tết hạnh phúc là phải sum vầy, đầy đủ không dễ, nhất là với những gia đình có ba thế hệ gồm ông bà, bố mẹ và con cái. Để làm được điều ấy dựa vào chính nỗ lực của người trẻ và sự thay đổi góc nhìn của người lớn tuổi. Cách thuyết phục tốt nhất chính là hình ảnh của người trẻ trong mắt gia đình. Họ vẫn là những đứa con ngoan trò giỏi, vẫn luôn làm tốt mọi việc nhà việc cơ quan, luôn tràn đầy năng lượng sống với những câu chuyện được mắt thấy tai nghe khi bước chân trở về nhà từ vạn dặm đường xa. Xê dịch Tết không còn mới mẻ nhưng không dễ được chấp nhận trong các gia đình. Người bước chân đi đôi khi sẽ cảm thấy có lỗi với người ở nhà khi không nhận được sự hài lòng của gia đình.

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan

“Tôi vẫn thường nói với bố mẹ tôi rằng, trước khi con đi chơi, hãy dành cho con cái gật đầu đồng ý và vui vẻ. Bởi vì mỗi lần bước ra khỏi nhà là một lần con phải sắp xếp mọi việc cho thật ổn thỏa, một lần còn lại thử thách mình và bước ra với thế giới rộng lớn ngoài kia. Con muốn mình luôn cảm thấy ấm lòng khi nghĩ về nhà, nơi ấm áp nhất thay vì những cái cau mày khiến con cảm thấy tội lỗi. Những điều không vui, không hài lòng, hãy để dành khi còn trở về nhà. Trưởng thành hơn là điều tốt. Tôi mãi mãi là đứa trẻ trong mắt bố mẹ tôi nhưng tôi đã là người trưởng thành ở ngoài xã hội kia” – chị Thu Thảo, tác giả Gái Phượt, Yếm Đào du ký, một người đã có hơn 10 năm phượt Tết tâm sự.

Nắm bắt xu thế thời đại mới khi tư tưởng Tết ở nhà đã không còn được nhiều người trẻ chọn lựa, vài năm nay, các hang hàng không đã liên tục tung ra những chặng bay hấp dẫn đón xuân, những tour tuyến du xuân hấp dẫn ngay trước và trong Tết. Và cùng với những người trẻ xê dịch là không ít các gia đình trẻ, các gia đình nhiều thế hệ cùng nhau lên đường đi chơi Tết.

Tết là xum vầy hay ở đâu có nhau cũng đều là gia đình, đều là Tết.

Quan niệm Tết thay đổi bởi Tết thực sự là khoảng thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và đón một năm mới nhiều may mắn và niềm vui.

Tết này, bạn đã có lịch đi chơi Tết chưa?

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan Ý nghĩa tâm linh của tục lệ cúng gà trống ngày Tết

Thịt gà, ngoài giá trị dinh dưỡng còn là món ăn có giá trị văn hóa tâm linh rất lớn.

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan Ý nghĩa nhân sinh, văn hóa sâu sắc của tục gói bánh chưng, bánh dày ngày Tết

Gói bánh chưng, bánh dày vào dịp Tết Nguyên đán là phong tục đẹp lâu đời, phản ánh nhiều bình diện cuộc sống, thể hiện ...

di choi ngay tet xu huong moi dang duoc chap nhan "Bao giờ lấy chồng" và những nỗi sợ của hội gái ế trong ngày Tết

Những câu hỏi "kém duyên" như bao giờ lấy chồng, có người yêu chưa hay việc dọn dẹp nhà, rửa bát khiến Tết thay vì ...

/ Dân Việt