Người vẽ bậy lên tàu Cát Linh - Hà Đông quên rằng đôi cánh nghệ thuật không "cấp phép” cho các họa sĩ vẽ tranh khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản.
đẹp Graffiti hay trường phái vẽ tranh phun sơn, được xem là một trong những loại hình nghệ thuật đường phố nổi tiếng nhất, đôi khi truyền tải những thông điệp ý nghĩa, mang hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên, đôi cánh nghệ thuật không “cấp phép” cho các họa sĩ vẽ tranh khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản.
Trong khi dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông tiếp tục bị “vỡ kế hoạch” và được lùi tiến độ chạy thử đến tháng 9/2018, dư luận bất ngờ được chiêm ngưỡng diện mạo mới của đoàn tàu đỗ tại ga Cát Linh, với các nét nguệch ngoạc ở phần đầu và nhiều nét vẽ graffiti dọc theo thân tàu.
Graffiti trên tàu Cát Linh - Hà Đông.
Tất nhiên, đây không phải chủ trương thay đổi hình ảnh do ban Quản lý dự án khởi xướng. Một người nào đó đã xem nhẹ khả năng quan sát lực lượng bảo vệ đoàn tàu và các thiết bị tại nhà ga, đột nhập vào công trường và vẽ bậy lên tàu.
Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới bài tập đọc lớp 2 “Đẹp mà không đẹp" nằm trong chương trình giáo dục năm 1981: Thấy bác Thành đi qua, Toàn liền khoe hình con ngựa được vẽ bằng than đen trên bức tường trắng sau trường. Người bác đã khen bức tranh của cậu đẹp và chỉ ra cái không đẹp là bức tường của nhà trường bị vẽ bẩn.
Giá mà tác giả của bức tranh cũng bớt chút thời gian nán lại ga Cát Linh, đợi “bác Thành” đi qua và hỏi: “Bác thấy đoàn tàu cháu vẽ có đẹp không?”.
Tàu đường sắt Cát Linh Hà Đông bị vẽ bậy: Ai đáng bị xử lý?
Người vẽ bậy lên con tàu đáng bị phê phán vì ý thức kém. Còn những người liên quan trực tiếp đến công trình cần ... |
Tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy: Đề nghị công an điều tra hành vi phá hoại tài sản
Sau khi phát hiện tàu sắt Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy, Ban QLDA đã cử cán bộ ra kiểm tra thực tế ... |