Ngày đầu tiên trở lại làm việc, cơ quan công sở vẫn còn hương vị ngày Tết. Nhiều người tranh thủ gặp mặt đầu xuân, đi chúc túc nhau. Đa phần vẫn mang không khí vui xuân, chưa trở lại guồng quay của công việc.
Người lao động tranh thủ chúc tụng nhau trong ngày đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Ảnh minh họa:Vietnamnet
Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết, để tránh ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh.
Nghỉ Tết đang quá dài?
Tết từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Đa phần người dân có tâm lý muốn có một kỳ nghỉ dài để trở về sum họp bên người thân, quây quần cùng gia đình.
Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi”, nên sau kỳ nghỉ vẫn mải miết vui xuân, chưa lấy lại tinh thần lao động, sản xuất. Nhiều ý ký kiến cho rằng, càng nghỉ Tết dài người dân càng có tâm lý uể oải khi phải trở lại làm việc. Vì vậy cần rút ngắn thời gian nghỉ Tết.
“Tại những nước phát triển chỉ nghỉ ít và nghỉ rải ra nhiều lần trong năm. Những ngày lễ chỉ nghỉ từ 1-2 ngày. Nghĩ càng nhiều thì càng bê tha, càng nhậu nhẹt và ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không phải là nghỉ để phục hồi sức lao động.
Nhiều nơi, công nhân nghỉ từ 25 tết cho đến hết Rằm tháng Giêng mới chịu đi làm. Như vậy, doanh nghiệp lấy đâu ra lao động để sản xuất, lấy đâu ra năng suất lao động. Vì vậy cần rút ngắn thời gian ngỉ Tết” - anh Đoàn Mạnh Thắng (Hà Nội) chia sẻ.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thanh Bình (đang làm việc cho một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) cho rằng nghỉ Tết 7 ngày là quá dài, nên rút ngắn xuống còn 4 ngày là phù hợp.
“Nghỉ dài sẽ ảnh hưởng đến nếp sống, bởi phải ăn nhậu nhiều, rất mệt mỏi, đi lại nhiều, chúc tụng liên miên làm lãng phí thời gian” - chị Bình nêu quan điểm.
Ngày bình thường cũng ăn nhậu, đâu chỉ có Tết
Tranh luận về việc nên nghỉ Tết 7 ngày hay rút ngắn chỉ còn từ 3-4 ngày, cũng nhiều ý kiến cho rằng bản chất của vấn đề không phải là nghỉ bao nhiêu ngày mà cần có giải pháp để người lao động tăng năng suất lao động, xóa bỏ tư duy “nghỉ dài”, “chơi xuân”, “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
“Tôi thấy nghỉ tết 7 ngày là hợp lý, để những người con xa quê có đủ thời gian về bên gia đình. Nếu rút ngắn lại thì thời gian họ ở bên gia đình được bao nhiêu? Tết còn gì ý nghĩa?
Đừng nghĩ giảm 3 ngày nghỉ nền kinh tế sẽ đi lên. Tôi cũng cực lực phản đối ý kiến gộp chung Tết tây và Tết ta. Đừng đổ lỗi cho Tết. Lỗi tại bản chất con người không biết cân bằng giữa làm việc và vui chơi, không biết dừng đúng lúc” - bạn đọc Thanh Vân gửi ý kiến đến Báo Lao Động về việc có nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết.
Độc giả Huỳnh Tuấn cũng cho rằng không nên nghĩ việc nghỉ Tết dài ngày làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Bởi ngày thường, người dân cũng đã ăn nhậu nhiều đâu chỉ có Tết:
“Chúng ta hãy xem ngày thường bao nhiêu quán càphê buổi sáng đông kín người. Và bao nhiêu quan nhậu, nhà hàng chật nêm người vào buổi chiều. Các con đường luôn chen chúc người vào khung giờ mà đáng ra phải ở các công xưởng, nhà máy. Những vấn đề này mới đáng suy ngẫm cho sự hoang phí thời gian và tiền bạc của nền kinh tế đất nước. Đừng đổ lỗi cho Tết và thời gian nghỉ Tết".
Hơn 1.300 người bị bắt vì chơi cờ bạc dịp Tết
Bảy ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2018, công an bắt 280 người phạm pháp hình sự và trên 1.350 người chơi cờ bạc. |
Học sinh uể oải trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài
Uể oải, chưa muốn đến trường, ngại đi học… là tâm trạng của nhiều học sinh, sinh viên trong ngày đầu tiên trở lại trường ... |
Có nên rút ngắn thời gian nghỉ Tết
Có nhiều ý kiến cho rằng, thời gian nghỉ Tết từ 7 đến 9 ngày là quá dài ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh ... |