Ở nước ta, mại dâm đã tồn tại từ lâu, hành vi bán dâm và mua dâm bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, mại dâm có xu hướng giảm ở bề nổi nhưng hoạt động mại dâm phức tạp và tinh vi hơn.
Ông Trần Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp).
Để có quan điểm xây dựng dự án Luật về mại dâm và các chính sách dự kiến trong dự án Luật, câu chuyện có nên coi mại dâm là một nghề được tranh luận sôi nổi tại hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm ngày 28.3.
Xử phạt không đủ răn đe
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nước ta có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, người bán dâm là nữ hiện khoảng 75.000 người. Đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm vẫn chủ yếu dưới dạng: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua Internet (Facebook, Zalo)...
Trong những năm qua, tệ nạn mại dâm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, trá hình, khó kiểm soát. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, trong năm 2017, qua công tác đấu tranh, truy quét tại các tụ điểm nóng về mại dâm, các cơ quan chức năng của địa phương đã phát hiện, bắt giữ 1.177 vụ với 3.053 đối tượng. Xử lý vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm 2.984 đối tượng.
Lý giải về diễn biến phức tạp của hoạt động mại dâm hiện nay, ông Cao Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho rằng, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm có chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, thậm chí thiếu tính khả thi khi áp dụng các biện pháp xử phạt. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi vi phạm pháp luật phòng chống mại dâm chưa công bằng, chưa có chính sách xử lý cụ thể đối với người mua dâm.
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Trần Văn Đạt - Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) - cho rằng, mức xử phạt cho các hành vi như mua dâm, bán dâm được quy định còn thấp, không đủ sức răn đe. Cụ thể, người bán dâm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng, mức xử phạt dành cho người mua dâm cũng chỉ từ 500.000 - 1.000.000 đồng, cao nhất là 2 triệu đồng cho hành vi mua dâm nhiều người cùng một lúc.
Bên cạnh đó, thiếu quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi mại dâm như khiêu dâm, kích dục…
Mại dâm là một nghề?
Trước những diễn biến phức tạp của tệ nạn mại dâm và sự thay đổi của hệ thống pháp luật, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 bộc lộ những hạn chế nhất định. Theo các chuyên gia, việc xây dựng dự án Luật về mại dâm là cần thiết.
Ông Cao Văn Thành cho biết, theo quan điểm xây dựng dự án luật về mại dâm thì mại dâm vẫn là bất hợp pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm sẽ đảm bảo tôn trọng quyền con người, vì dân tộc phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp tiếp cận giảm tác hại đối với người hoạt động mại dâm là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả hiện nay.
Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Văn Đạt - Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) - cho rằng nên tính toán để coi mại dâm là một nghề. Giải thích về đề xuất này, ông Đạt cho biết: “Nếu coi mại dâm là một nghề giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau. Chúng ta sẽ đặt ra các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đó, như bán dâm phải đăng ký, khám sức khỏe, thậm chí có những tổ chức thành lập thực hiện hoạt động này. Chúng ta không coi đó là một nghề mà cứ cấm cái này, cái kia nhưng trên thực tế hiện nay vẫn diễn ra như một nghề bình thường”.
Theo quy định của Luật Ban hành văn phản quy phạm pháp luật mới, khi đưa ra chính sách gì lớn phải có đánh giá tác động xã hội. Trên cơ sở đánh giá tác động đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện chính sách đó hay không. Trong quá trình sửa đổi Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, nếu có ý tưởng quy định mại dâm là một nghề thì đây là chính sách rất lớn. Cơ quan nhà nước đánh giá tác động chính sách đối những vấn đề xung quanh xã hội, chẳng hạn nếu quy định về một nghề sẽ giải quyết nhiều công ăn việc làm, về y tế kiểm soát được bệnh lây lan, về kinh tế Nhà nước có nguồn thu… Chúng ta phải đánh giá tất cả các góc độ trên trước khi ban hành chính sách” - ông Đạt nhấn mạnh.
Mặt khác, góp ý xây dựng dự thảo Luật về mại dâm, ông Nguyễn Trọng Đàm - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - lưu ý: “Nếu chúng ta vẫn cấm như hiện nay thì việc nâng pháp lệnh thành luật quy định rộng, chặt chẽ hơn trong điều chỉnh, xử lý. Mặt khác, nếu xây dựng luật mới mà công nhận mại dâm là một nghề, tôi đoán là không “xuôi”. Số có quan điểm coi là một nghề tập trung lại quản lý vẫn còn là thiểu số”.
Ông Nguyễn Xuân Lập - Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - nêu rõ: “Quan điểm của chúng tôi, hiện nay ở nước ta không thể thành lập “phố đèn đỏ” và không có nghề mại dâm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá, áp dụng những điều kiện cụ thể có những bước tiến nhưng cần khẳng định loại bỏ những hình thức tổ chức mại dâm bất hợp pháp, liên quan đến buôn bán, bóc lột tình dục với phụ nữ và trẻ em”.
\'Coi mại dâm là một ngành nghề, lợi nhiều hơn hại\'
Ở góc độ chuyên gia, tiến sĩ Trần Văn Đạt ủng hộ hợp thức hóa ngành nghề mại dâm bởi có lợi hơn là hại. |
Quảng cáo cần sa, mại dâm công khai trên Instagram
Instagram, mạng xã hội hình ảnh gần đây tràn ngập các quảng cáo hàng cấm như cần sa, tiền giả, mại dâm. Trước đó, Facebook, ... |
TP HCM lo tệ nạn mại dâm nam tăng
Mại dâm nam, người nước ngoài mua dâm đồng tính... diễn ra khá phổ biến tại TP HCM nhưng pháp luật chưa có biện pháp ... |
Gái mại dâm Thái Lan tử vong sau khi “tiếp khách” ở ban công
Wannipa và Vella đang quan hệ một cách kỳ lạ trên ban công thì cô ngã xuống dưới và tử vong, theo cảnh sát. |