Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên không thể phi hạt nhân hóa hoàn toàn nếu Trung Quốc không cung cấp cho Bình Nhưỡng những ưu đãi để từ bỏ vũ khí.
Trung Quốc vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong vấn đề bán đảo Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4 diễn ra, vì Bắc Kinh có thể đảm bảo những lợi ích kinh tế và chính trị cho Bình Nhưỡng, các nhà phân tích cho biết.
Sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng ý với mục tiêu “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” trên bán đảo và thiết lập hòa bình vĩnh viễn, nhiều người đã hy vọng về hội nghị thượng đỉnh thành công giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp theo là một hội nghị thượng đỉnh 3 bên.
|
|
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã đạt được tuyên bố chung quan trọng. Ảnh: SCMP |
Tuy nhiên, các chuyên gia quan hệ quốc tế nói rằng sẽ không thể tiến lên hạt nhân hóa và hòa bình nếu không có sự tham gia của Trung Quốc.
Trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm hôm 27/4, Triều Tiên đã thực hiện lời hứa mơ hồ về việc hoàn thành “trách nhiệm và vai trò của mình trong tương lai”. Tuy nhiên, Washington đã yêu cầu cụ thể về một sự phá hủy "hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Zhang Tuosheng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Quỹ Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Trung Quốc cho biết: “Có một khoảng cách lớn giữa các định nghĩa về phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và Mỹ”.
Tuần trước, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ đóng cửa một khu vực thử hạt nhân và ngừng các vụ thử tên lửa. Nhưng ông Kim Joon-hyung, một giáo sư tại Đại học Handong cho biết việc Bình Nhưỡng chuẩn bị ra sao và hoạt động nhanh như thế nào sẽ phụ thuộc vào những gì được đưa ra để đổi lấy sự nhượng bộ. "Nếu cái giá là tương xứng", ông nói, Triều Tiên có thể thực sự thúc đẩy sự phi hạt nhân hóa.
|
|
Quan hệ với Trung Quốc vẫn cực kỳ quan trọng với Triều Tiên. Ảnh: Getty |
Các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ vẫn là chìa khóa để hủy diệt vũ khí hạt nhân, nhưng điều quan trọng là phải có các bên khác trong thỏa thuận, và ông Trump sẽ rất vui khi Trung Quốc là nước “trả tiền”, theo ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Hàn Quốc về thống nhất, đối ngoại và an ninh quốc gia nhận định.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chiếm hơn 90% giá trị thương mại - bao gồm cung cấp các nguồn tài nguyên chiến lược như dầu mỏ, cũng như viện trợ.
Theo Andrei Lankov, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Kookmin ở Seoul, sự sẵn lòng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Triều Tiên có thể là một yếu tố quan trọng trong việc Bình Nhưỡng chấp nhận đàm phán. Trung Quốc đã hạn chế nguồn cung dầu ở Triều Tiên và cấm nhập khẩu các mặt hàng từ Triều Tiên như hàng dệt may và hải sản.
Ông Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Mỹ cho biết, Bắc Kinh có thể dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt để củng cố mối quan hệ bị hư hại và lấy lại một số ảnh hưởng ở Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, ông Cho Beong-ryoul, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Chiến lược An ninh Quốc gia ở Seoul cho rằng điều Bình Nhưỡng muốn nhất là sự bảo đảm cho chế độ và hệ thống chính trị, nếu không, họ sẽ không hoàn toàn từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên kế hoạch thăm đến Bình Nhưỡng, có thể là vào tháng 6 tới sau khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Bắc Kinh hồi tháng 3, cho thấy Trung Quốc vẫn là một phần quan trọng của cuộc đàm phán.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)
Tại sao ông Kim Jong-un không muốn gặp Tổng thống Trump ở Singapore?
Mặc dù đảo quốc sư tử có thể là lựa chọn yêu thích của Washington cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, song ... |
Chiều cao của Kim Jong-un qua ảnh chụp cùng Tổng thống Hàn
Qua các bức ảnh chụp chung, lãnh đạo Triều Tiên dường như thấp hơn Tổng thống Hàn Quốc khoảng 2 cm |
Người phụ nữ theo sát Kim Jong Un trong thượng đỉnh liên Triều
Người phụ nữ được cho là quyền lực nhất Triều Tiên đã xuất hiện trở lại trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều, lần này ... |
9 điểm khác biệt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên
Sau chiến tranh 1950 - 1953, Hàn Quốc và Triều Tiên đi theo những hướng phát triển khác nhau và ngày càng có nhiều khác ... |
Mỹ tuyên bố sẵn sàng đàm phán về việc rút 28.000 lính khỏi Hàn Quốc
Việc rút khoảng 28.000 lính Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc có thể được thảo luận trong cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng, ... |
Lãnh đạo Hàn - Triều cầm búa đập vỡ vỏ bánh chứa bản đồ thống nhất
Trong bữa tiệc tối ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thực hiện nghi thức đập ... |
Những đoạn hội thoại giữa Kim Jong-un và Moon Jae-in trong cuộc gặp lịch sử
Lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc trò chuyện thân thiện và cởi mở về nhiều chủ đề khi gặp nhau lần đầu vào sáng ... |