Chuyên gia Nhật đến Việt Nam muốn nhận lương 700 triệu mỗi tháng

Mức lương 700 triệu đồng mỗi tháng cho một chuyên gia Nhật tại dự án ODA gấp đôi thu nhập của người có quốc tịch Nhật Bản đang làm việc ở Việt Nam. 

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về việc chuẩn bị thẩm định các dự án vay Nhật Bản tài khóa 2018. Nhật Bản hiện là đối tác phát triển cung cấp vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam.

"Đây là một trong những nguồn vốn có quy mô lớn và quan trọng nhất đối với Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung chủ yếu ở các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, năng lượng", Bộ Tài chính nhận định.

Tại báo cáo này, Bộ chỉ ra một số bất cập về căn cứ thẩm định, đàm phán khoản vay như xác định trị giá ngoại tệ trong tổng mức đầu tư, tỷ giá chuyển đổi, chi phí trượt giá... do pháp luật chưa quy định hoặc chưa rõ ràng. Trong đó, riêng phần định mức lương tư vấn nước ngoài trong dự án sử dụng vốn vay của Nhật Bản, Bộ Tài chính cho rằng rất cao, làm tăng chi phí trong các dự án.

chuyen gia nhat den viet nam muon nhan luong 700 trieu moi thang

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp là một trong những dự án nhận vốn vay ODA của Việt Nam. Ảnh: Bá Đô

Cụ thể, cơ quan này cho biết, mức lương phía Nhật Bản yêu cầu để lập dự toán các dự án vay vốn tài khóa 2018 của Nhật Bản là khoảng trên 30.000 USD mỗi tháng với người (biên độ dao động 10%). Mức này tương đương mỗi tháng một chuyên gia được trả khoảng 700 triệu đồng, chưa kể các khoản phụ cấp.

"Mức này cao hơn khoảng 20-25% so với mức lương tư vấn nước ngoài bình quân trong các dự án vay vốn ODA, vay ưu đãi của Chính phủ và khoảng gấp đôi so với thu nhập kê khai nộp thuế bình quân của người có quốc tịch Nhật Bản làm việc tại Việt Nam năm 2016", Bộ Tài chính nhận định.

Tuy nhiên, theo cơ quan này, hiện chưa có quy định về định mức lương tư vấn quốc tế trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và sử dụng vốn vay nước ngoài. Trong khi đó, chi phí tư vấn quốc tế chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí dự án sử dụng vốn vay nước ngoài. Đối với dự án sử dụng vốn vay của Nhật, chi phí tư vấn chiếm khoảng 5 - 8%, trong đó chi phí tư vấn quốc tế khoảng 4,5 - 6,5% giá trị khoản vay.

Việt Nam hiện là một trong ba nước vay vốn lớn nhất của Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, Indonesia. Theo Bộ Tài chính, đến 30/6 vừa qua, tổng vốn ký vay Nhật Bản là khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ. Dư nợ vốn vay Nhật Bản hiện khoảng 14,64 tỷ USD, chiếm 30,35% dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ. Trung bình các năm gần đây, Việt Nam ký vay Nhật Bản 1,5 - 1,7 tỷ USD mỗi năm, chiếm khoảng 37% tổng trị giá ký kết vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ.

Từ 1/10/2017, Chính phủ Nhật Bản điều chỉnh giảm mức ưu đãi, tăng lãi suất cho vay đối với Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, lãi suất vay thông thường tăng từ 1,2% lên 1,5%, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với khoản vay trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục y tế, dạy nghề, môi trường, biến đổi khí hậu tăng từ 0,3%/năm lên 1%/năm.

Theo Bộ Tài chính, thông qua kênh huy động nguồn vốn ODA của Nhật, Chính phủ Việt Nam đã huy động được lượng vốn lớn và dài hạn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng xuất khẩu được nguồn vốn có lãi suất cao hơn lãi suất Chính phủ Nhật huy động tại quốc gia này, xuất khẩu hàng hóa với "mức giá không rẻ", tạo nhiều cơ hội cho các nhà thầu, tư vấn Nhật tham gia thực hiện các dự án tại Việt Nam.

Bộ Tài chính nhận định, dù cung cấp các khoản vay đang giảm dần tính ưu đãi, phía Nhật Bản vẫn đặt ra các điều kiện tương đối khắt khe khi cho vay. Các điều kiện này nhằm tạo thuận lợi cho nhà thầu, công ty Nhật Bản, như đưa ra các quy định về chính sách thuế đối với nhà thầu, tư vấn Nhật Bản; quy định về ràng buộc xuất xứ nhà thầu, phương thức mua sắm "không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam".

Ngoài ra, trong quá trình thẩm định khoản vay, phía Nhật Bản đưa ra các quy định theo hướng tăng chi phí dự án và quy mô khoản vay như quy định về mức lương tư vấn quốc tế và trong nước, mức dự phòng trượt giá...

Trong báo cáo, Bộ Tài chính cũng nêu các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc phối hợp với phía Nhật trong thẩm định, đàm phán dự án vay. Ví dụ, về điều kiện vay được phía Nhật Bản điều chỉnh thường xuyên, thường là một lần mỗi năm và chỉ được nước này thông báo chính thức tại thời điểm ký cam kết vay. Trong khi đó, điều kiện vay phải được phía Việt Nam đánh giá chính thức ngay từ khâu đề xuất khoản vay.

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao cơ quan này chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư làm rõ quy định đàm phán, ký kết công hàm trao đổi và hiệp định vay với phía Nhật Bản. Các cơ quan khác như Bộ Xây dựng, ban hành đủ các hướng dẫn về đơn gia, định mức, chi phí dự án đầu tư xây dựng, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội ban hành định mức lương tư vấn quốc tế cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài... để giải quyết các bất cập hiện nay.

chuyen gia nhat den viet nam muon nhan luong 700 trieu moi thang Trả lương chuyên gia Nhật 700 triệu đồng một tháng

Nhật Bản hiện là đối tác cho vay vốn ODA lớn nhất của Việt Nam. Khi Việt Nam thành nước thu nhập trung bình, vốn ...

chuyen gia nhat den viet nam muon nhan luong 700 trieu moi thang Chuyên gia bắt được bệnh của Olympic Việt Nam

Chuyên gia “bắt được bệnh” của Olympic Việt Nam, thủ thành Bùi Tiến Dũng sẵn sàng “đấu súng” với Olympic Nhật Bản, M.U đón hàng ...

chuyen gia nhat den viet nam muon nhan luong 700 trieu moi thang Kinh ngạc với lý giải của chuyên gia tâm lý về "phi công trẻ thích máy bay già"

Phụ nữ không cần phải kết hôn mới sống được và người đàn ông không cần một cái máy đẻ nữa.

Nguyễn Hà

/ https://kinhdoanh.vnexpress.net