'Chúng ta sẵn sàng đè bẹp bất cứ kẻ nào đụng chạm đến vận mệnh Tổ quốc, không riêng gì Pol Pot'

 Đại tá Nguyễn Dĩnh khẳng định, chúng ta sẵn sàng tiêu diệt, đè bẹp bất cứ kẻ thù nào đụng chạm đến vận mệnh của Tổ quốc, đụng chạm đến an ninh biên giới của Việt Nam chứ không riêng gì Pol Pot.

Cách đây đúng 40 năm, ngày 7/1/1979, chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia chính thức bị lật đổ, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Campuchia, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhớ lại những năm tháng chiến đấu khốc liệt nhưng hào hùng khi cùng sát cánh với quân đội Campuchia đập tan chế độ diệt chủng tàn bạo, bảo vệ đất nước Campuchia, bảo vệ biên giới Tây Nam thiêng liêng của Tổ quốc, Đại tá Nguyễn Dĩnh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia (cựu quân tình nguyện thuộc Cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh 719) chia sẻ, Việt Nam sẵn sàng tiêu diệt và sẵn sàng đè bẹp bất cứ kè thù nào đụng chạm đến vận mệnh của Tổ quốc, đụng chạm đến an ninh biên giới của chúng ta.

chung ta san sang de bep bat cu ke nao dung cham den van menh to quoc khong rieng gi pol pot

Đại tá Nguyễn Dĩnh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

- Thưa ông, vì sao Pol Pot – Ieng sary được coi kẻ thù chung của cả Việt Nam và Campuchia?

Sau khi tập đoàn Pol Pot - Ieng sary chiếm được Phnom Penh, chúng đã thi hành một chế độ tàn khốc đối với nhân dân Campuchia. Theo thống kê, khoảng 3 triệu người dân Campuchia đã bị chúng sát hại; chùa chiền, nhà thờ, trường học, bệnh viện… bị phá tan, để thực hiện kế hoạch một đất nước không có tiền bạc, chợ búa, học hành.

Theo con số thống kê của Mặt trận Đoàn kết thống nhất dân tộc Campuchia, có khoảng 200 nhà báo và văn nghệ sỹ cũng bị chúng giết hại.

Pol Pot là người Campuchia nhưng đã thực thi chính sách diệt chủng đối với chính dân tộc mình, đồng thời còn mở một cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam, giết hại rất nhiều đồng bào Việt Nam ở khu vực biên giới.BChúng giết hại những người già, người trẻ, nhất là trẻ em.

Sự tàn bạo nằm ngoài sức tưởng tưởng của con người.

- Thời điểm chiến đấu chống lại đội quân hung bạo của Pol Pot, sức mạnh quận đội nhân dân Việt Nam ra sao, thưa Đại tá?

Sức mạnh quận đội Việt Nam lúc đó và cả lúc này nữa có thể nói là bất khả chiến bại, bởi vì chúng ta là sức mạnh của cả một dân tộc, chúng ta có quân đội tinh nhuệ nhưng quan trọng là sức mạnh cả một dân tộc đứng lên.

Thời đó cũng vậy và bây giờ cũng vậy, chúng ta với quân đội với nhân dân Campuchia kề vai sát cánh trong nhiều cuộc chiến đấu rồi, chí ít là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và lần chống Pol Pot là lần thứ 3 quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia ở trên đất nước Campuchia.

- Tại sao khi đã giải phóng Phnom Penh, quân tình nguyện Việt Nam vẫn phải ở lại Campuchia trong một thời gian dài, thưa Đại tá?

Sau khi ta cùng với bạn giải phóng Phnom Penh, ta đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng tại sao không về ngay là bởi Pol Pot vẫn còn bố trí 19 sư đoàn lấn chiếm biên giới của ta, và vài sư đoàn nữa trong nội địa Campuchia.

Chính quyền và cả quân đội Campuchia lúc này còn non trẻ, mới xây dựng và chưa thể bảo vệ được đất nước mình. Nhà nước Campuchia lúc đó đã đề nghị quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở lại để bảo vệ không cho Pol Pot quay trở lại.

Thực chất Pol Pot đã quay trở lại đánh một số nơi và tiếp tục giết dân, tiếp tục đánh vào chính quyền Campuchia. Nếu chúng ta không ở lại có nghĩa là bỏ mặc bạn bè, nên theo lời để nghị của chính quyền Campuchia lúc đó, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã ở lại một thời gian, sau đó mới rút quân về dần dần.

- Khoảng thời gian chúng ta còn ở lại nước bạn kéo dài tới 10 năm, vậy trong 10 năm đó, cụ thể chúng ta đã giúp đỡ nước bạn những gì?

Thứ nhất, ta đánh tiêu diệt tàn quân Pol Pot bởi vì lúc này lực lượng quân đội của và chính quyền Campuchia mới được xây dựng lại, chưa đủ sức tự bảo vệ mình. Chúng ta ở lại ngăn chặn không cho Pol Pot quay trở lại thực hiện chế độ diệt chủng ở Campuchia.

Nhưng đất nước Capuchia cũng rộng, tàn quân Pol Pot trốn tránh ở trong rừng núi tập kích, đánh lại quân Việt Nam khiến lực lượng ta hy sinh, gian khổ rất nhiều trong 10 năm ở lại thêm để bảo vệ nhân dân Campuchia.

Việc làm thứ hai của quân tình nguyện là chúng ta cùng với lực lượng quân sự của bạn tiêu diệt chế độ Pol Pot, đánh đổ toàn bộ chính quyền của Pol Pot từ trung ương đến cơ sở. Có nghĩa rằng trên toàn bộ đất nước không còn hình bóng của chế độ diệt chủng Pol Pot nữa. Xây dựng lại từ đầu, từ làng xã, trưởng thôn, trưởng bản đến chính quyền trung ương.

Đó là về mặt chính quyền, còn việc giúp nhân dân cũng đặc biệt cần thiết. Thời điểm đó, nườm nượp các chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực từ quân sự, nông nghiệp, báo chí, y tế… được điều động từ Việt Nam sang.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tiếp tục huấn luyện xây dựng quân đội Campuchia mạnh lên để họ có thể tự bảo vệ đất nước mình. Nếu chúng ta không ở lại là bỏ mặc bạn bè, người dân nước bạn sẽ lại rơi vào cảnh đầu rơi máu chảy.

- Thời điểm quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến sang Campuchia để tiêu diệt Pol Pot, trên quốc tế xuất hiện cái nhìn thiếu khách quan về cuộc chiến của chúng ta, thưa Đại tá?

Tôi biết, thời điểm đó trên quốc tế có nhiều nước, nhiều nơi đã có những quan điểm nói rằng không hiểu về cuộc chiến của quân đội nhân dân Việt Nam.

Phải nói rõ thế này, tập đoàn Pol Pot – Ieng sary lên nắm quyền không chỉ gây ra nạn diệt chủng với người dân, đất nước Campuchia, mà đối với Việt Nam, từ 3/5/1975, tức là chỉ 3 ngày sau khi chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam chúng đã tấn công đảo Phú Quốc của ta.

Đến ngày 7/5/1975, chúng tiếp tục tấn công đảo Vai; ngày 10/5, tấn công và chiếm đảo Thổ Chu tàn sát 500 người dân Việt Nam sinh sống trên đảo này.

Đến cuối năm 1975 và cả năm 1976, chúng tiếp tục gặm nhấm, chiếm dần và gây rất nhiều tội ác ở vùng biên giới của ta, trong đó có những vụ tàn sát được nhiều người biết tới như ở Tân Lập (Tây Ninh), Ba Chúc (An Giang) và nhiều nơi khác ở vùng biên giới.

Chúng ta có lực lượng, chúng ta có chủ quyền, chúng ta sao lại ngồi yên để chúng xâm chiếm đất nước, để nó giết đồng bào ta.

Đại tá Nguyễn Dĩnh

Sang năm 1977, ý đồ, dã tâm đánh chiếm một số vùng đất của Việt Nam của Pol Pot càng rõ hơn, chúng tập hợp lực lượng cấp sư đoàn để tiến đánh. Đến cuối năm 1977, chúng đã triển khai 10 sư đoàn đánh toàn tuyến biên giới của ta.

Chúng ta không thể ngồi yên trước tình hình đó, trong khi chúng ta có lực lượng, chúng ta có chủ quyền, chúng ta sao lại ngồi yên để chúng xâm chiếm đất nước, để nó giết đồng bào ta.

Việc chúng ta thực hiện cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là quyết định hết sức khó khăn, đây là cuộc chiến tranh không mong đợi, bắt buộc chúng ta phải cầm súng.

Cùng với đó, Campuchia cũng đã có thời gian kề vai sát cánh với Việt Nam chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hai nước đã cùng chung chiến hào với nhau.

Đặc biệt, sau khi nắm được thông tin từ chính những người từng tham gia lực lượng Pol Pot nổi dậy chống lại chúng, chúng ta đã thấy rõ đây là một âm mưu, một kế hoạch chiến lược đã có văn bản, nghị quyết của Pol Pot. Ban đầu chúng định chiếm Tây Ninh, rồi đánh chiếm từ Sài Gòn trở vào cho đến hết Nam bộ. Chính vì thế chúng ta không thể ngồi yên được, phải chống lại.

Mà chống lại thì việc đầu tiên là phải bảo vệ vững biên giới của ta, phải đánh bật khỏi biên giới nếu bảo vệ Việt Nam. Nhưng nguồn gốc của sự gây chiến tranh, nguồn gốc sự diệt chủng của nhân dân Campuchia theo lời kêu gọi của nhân dân và mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, nếu không tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pol Pot thì biên giới Việt Nam, biên giới Tây Nam của chúng ta cũng không được bình thường.

- Thời điểm đó, đất nước vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt, kéo dài, lại ngay lập tức phải đối mặt với kẻ thù tàn bạo và hung ác. Tinh thần của quân ta lúc bây giờ ra sao, thưa ông?

Tôi cũng là người lính chống Mỹ từ chiến trường Quảng Trị đến miền Đông Nam Bộ, thực sự, sau cuộc chiến tranh, ai cũng chỉ muốn về nhà, để được sống yên bình bên những người thân. Được ra khỏi chiến tranh là một sự phấn khởi lớn.

Ai cũng muốn được hòa bình, ai cũng muốn được nghỉ ngơi chứ không ai thích chiến tranh cả. Mà dân tộc ta có truyền thống hòa hiếu, không phải hiếu chiến, quân đội ta vừa phải trải qua những cuộc chiến tranh lớn, hao tổn về lực lượng, về sức người sức của, cần phải hồi phục, chúng lợi dụng lúc này để đánh chúng ta luôn.

Tất nhiên, chúng phải có những lực lượng hỗ trợ từ bên ngoài thì mới dám tấn công Việt Nam, chứ nếu không chúng không thể dám tấn công Việt Nam được.

Nhưng kể cả với sự hỗ trợ của ai đi chăng nữa thì với lực lượng của chúng ta sau giải phóng miền Nam, chúng ta sẵn sàng tiêu diệt và sẵn sàng đè bẹp nếu đụng chạm đến vấn mệnh của Tổ quốc, đụng chạm đến an ninh biên giới của chúng ta chứ không chỉ riêng gì Pol Pot.

chung ta san sang de bep bat cu ke nao dung cham den van menh to quoc khong rieng gi pol pot Campuchia và những vết sẹo từ thảm họa diệt chủng Pol Pot

Ngày 17/4/1975, đất nước Campuchia rơi vào tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, những kẻ gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người ...

chung ta san sang de bep bat cu ke nao dung cham den van menh to quoc khong rieng gi pol pot Hơn 3.000 dân Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát trong ký ức người sống sót

Trong 12 ngày tràn vào xã Ba Chúc (An Giang) hơn 40 năm trước, quân Khmer Đỏ tàn sát hàng nghìn dân thường vô tội, ...

/ https://vtc.vn