Chiến tranh Arab-Israel 1973 (Kỳ 3): Tấn công cao nguyên Golan

Các binh sĩ ở phía bắc có nhiệm vụ chọc thủng các phòng tuyến của Israel và sau đó di chuyển hình vòng cung xuống hợp nhất với các lực lượng phía nam, tái chiếm cao nguyên Golan bằng một cuộc tiến công theo thế gọng kìm.

chien tranh arab israel 1973 ky 3 tan cong cao nguyen golan

Vòi rồng của lực lượng Ai Cập.

Ở phía nam, hai sư đoàn bộ binh Syria sẽ thực hiện cuộc tấn công gần Rafid, trong khi một sư đoàn bọc thép vượt qua hệ thống phòng ngự của Israel và chiếm giữ những cây cầu trọng yếu trên sông Jordan tại Benot Ya\'akov và Arik, nằm ngay phía bắc biển Galilee.

Ở phía bắc, lính biệt kích của Trung đoàn dù 82 tinh nhuệ mở màn cuộc tấn công, đáp xuống núi Hermon và chiếm được một đài quan sát then chốt của Israel. Tuy nhiên, người Israel đã gặp may khi các lực lượng Syria không chuẩn bị kỹ lưỡng bằng phía Ai Cập. Họ đã không mang theo các đơn vị kỹ thuật trang bị công cụ cầu đường để vượt hào chống tăng. Kết quả là lực lượng Syria bị dồn ứ nghiêm trọng. Trong khi họ đang loay hoay tìm cách tiến quân thì pháo binh và xe tăng thuộc Lữ đoàn thiết giáp “Barak” 188 tinh nhuệ của Israel đã nghiền nát những đơn vị ở tiền tuyến, bào mòn đáng kể sức mạnh tấn công của Syria.

Sau khi hứng chịu những tổn thất nặng nề, người Syria rốt cuộc đã tràn qua các hào chống tăng vào ngày 7.10 và giận dữ xông đến đối phương đang đóng trên vùng đất cao. Song nhờ ưu thế về vị trí, lực lượng Israel thỏa sức nã đạn vào bộ binh dưới thung lũng, phá vỡ đội hình chiến đấu của Syria. Tương tự xe bọc thép Syria tiến quân không phối hợp, vô hình trung trở thành những mục tiêu dễ bị tổn thương trước những cú tấn công thọc sườn và hỏa lực của pháo binh.

chien tranh arab israel 1973 ky 3 tan cong cao nguyen golan

Một phần tuyến Bar-Lev của Israel.

Trong ba ngày giao tranh, lực lượng Syria ở phía bắc cao nguyên Golan đã huy động hơn 200 xe tăng, cùng với pháo binh, và Vệ binh Cộng hòa để tấn công khoảng 30 xe tăng Israel thuộc Lữ đoàn thiết giáp 7 tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Rafael Eitan. Bằng những cuộc phản công sắc bén, nhóm quân ít ỏi này đã đẩy lực lượng Syria rơi vào tình trạng rối ren, nhiều binh sĩ đã vứt bỏ vũ khí mà tháo chạy.

Hỏa lực pháo mạnh có thể xuyên thủng vỏ thép đã xé nát những chiếc xe tăng của Syria giữ nguyên vị trí. Các cột lửa đỏ rực bốc khói nghi ngút từ những lỗ thủng ở hơn 500 xe tăng và xe bọc thép của Syria, cùng 60 - 80 xe tăng và các khí tài khác của Israel lan tỏa kín đặc bầu trời. Vậy là cuộc tấn công của Syria ở phía bắc cao nguyên Golan đã bị chặn đứng tại nơi sau đó được biết đến với tên gọi thung lũng Nước mắt.

Ở phía nam cao nguyên Golan, lực lượng Syria đã thu được thành công ban đầu. Vào cuối ngày đầu tiên, quân số áp đảo đã giúp họ tạo ra bước đột phá. Mặc dù tình trạng ách tắc đội hình đã cản trở bước tiến giống như ở phía bắc, song người Syria vẫn có thể chầy chật tiến đến Hushniya, phía đông bắc biển Galilee và thậm chí còn tìm cách chiếm Nafekh, trung tâm chỉ huy của Israel.

Đến ngày thứ hai, các chỉ huy Syria ở phía nam đã ra lệnh tấn công các cây cầu ở Benot và Arik. Đây là những tuyến đường chủ chốt cho quân tiếp viện Israel. Nhưng rắc rối đã sớm nảy sinh khi một lữ đoàn cơ khí của Syria đụng độ với một lực lượng nhỏ xe tăng Super Shermans của IDF, mất 17 chiếc T-55 và buộc phải ngừng cuộc tấn công.

Trong khi đó, 35 xe tăng thuộc một lữ đoàn thiết giáp của Syria đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trước khi Lữ đoàn Arik và một lữ đoàn cơ khí khác bị cuốn vào cuộc giao tranh ở cùng khu vực này. Một lần nữa lữ đoàn này phải đột ngột dừng bước. Vào cuối buổi chiều, 95 xe tăng T-62 của Syria một mạch di chuyển trong khi chỉ huy của họ, vì những lý do mà không bao giờ được xác định, lại ra lệnh dừng lại. Sự chỉ huy và kiểm soát tồi tệ đó ở bên phía Syria, cộng với hỏa lực siêu việt của Israel, đã làm phá sản chiến dịch của Syria ở phía nam cao nguyên Golan.

Thành công của Israel tại Golan không phải là ngẫu nhiên. Mặc dù cuộc tấn công của người Arab diễn ra bất ngờ, nhưng các chỉ huy Israel đã phản ứng nhanh chóng và quyết định tập trung lực lượng đối phó với Syria trước. Bởi nếu thất thủ ở cao nguyên Golan thì người Syria sẽ có thể lập tức tiến sâu vào lãnh thổ Israel. Còn bước tiến của Ai Cập có thể chặn đứng ở sa mạc Sinai, một vùng đệm tự nhiên rộng lớn, cho đến khi đẩy lùi được các lực lượng Syria.

Trong khi đó, các chiến dịch của Ai Cập ở Sinai đang diễn ra suôn sẻ. Sau khi triệt tiêu sức mạnh của tuyến phòng thủ Bar-Lev, người Ai Cập củng cố vị trí, đặt mìn và thiết lập các điểm phòng ngự và giao thoa hỏa lực của xe tăng và pháo binh. Lá chắn tên lửa phòng không và đất đối không (SAM) yểm trợ các chiến dịch trên mặt đất, gây bất ngờ lớn cho không quân Israel sau khi lực lượng này bị mất tới 14 máy bay chỉ trong 2 ngày đầu tiên.

Người Ai Cập cũng chứng tỏ sự táo bạo của mình với một Israel vẫn còn đang hoài nghi về năng lực của quốc gia Bắc Phi này. Không đợi không quân và bộ binh yểm trợ, IDF tiến hành phản công vào ngày 8/10, điều động 300 xe tăng đối phó với lực lượng Ai Cập với hy vọng đối phương sẽ tan rã và tháo chạy như trong các cuộc chiến trước đây. Nhưng Israel đã bị sốc khi người Ai Cập tấn công vỗ mặt họ bằng pháo binh, đánh thọc sườn bằng hỏa lực xe tăng và tập hậu bằng bộ binh trang bị tên lửa chống tăng Sagger cũng như súng chống tăng. Trong vòng 48 giờ đồng hồ, 200 xe tăng của Israel bị phá hủy.

chien tranh arab israel 1973 ky 3 tan cong cao nguyen golan

Chiến tranh Arab-Israel 1973 (Kỳ 2): Sức mạnh quân sự

Người Arab sẽ phải đối mặt với một đội quân đáng gờm nhờ sức mạnh thiết giáp và không quân của Israel. Dưới mặt đất, ...

chien tranh arab israel 1973 ky 3 tan cong cao nguyen golan

Chiến tranh Arab-Israel 1973 (Kỳ 1): Dầu lửa và danh dự

Trước khi chiến tranh Arab-Israel 1973 (Cuộc chiến Tháng 10) kết thúc, vô số tiểu đoàn xe tăng, hàng trăm máy bay chiến đấu và ...

/ http://danviet.vn