Chia sẻ dữ liệu dân cư: Đột phá, nhưng cần...

Thí điểm chia sẻ các dữ liệu dân cư và tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa là đề xuất mang tính đột phá...

LTS:- Hà Nội và Đồng Tháp đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư và giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Lạm bàn vấn đề này, TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp cho rằng, đây là đề xuất mang tính đột phá, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng. Để rộng đường dư luận, báo Đất Việt xin đăng tải bài viết của ông.

chia se du lieu dan cu dot pha nhung can

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung

Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vừa được tổ chức vừa rồi, tôi rất quan tâm tới những ý kiến của lãnh đạo Chính phủ là tình trạng kỷ luật, kỷ cương hiện nay chưa cao, tiêu cực, nhũng nhiễu vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng ngại đề xuất những vấn đề mang tính đột phá, có lợi cho quốc kế, dân sinh.

Tuy vậy, ngay chính tại cuộc họp trực tuyến này, tôi quan tâm ghi nhận hai đề xuất: - Thứ nhất là đề xuất của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với một số ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác. Và, - thứ hai, là đề xuất của Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thí điểm cho ngành Bưu điện Việt Nam (Bưu chính công ích) phối hợp hỗ trợ việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại bộ phận một cửa của các cấp chính quyền địa phương.

Trước hết, xin bàn về đề xuất cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư. Như đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, 7 thông tin có trong giấy chứng minh nhân dân (CMND) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra cho từng cá nhân trong hệ cơ sở dữ liệu dân cư có thể được cung cấp cho một số ngành như Ngân hàng, công chứng… Trước hết, đây là những thông tin thuộc cơ sở dữ liệu dân cư được Bộ Công an, được chính quyền địa phương quản lý. Đây là những thông tin chính thống, chính xác.

Nếu các ngành như Ngân hàng, công chứng… được quyền truy cập, đối chiếu, so sánh khi thực hiện nghiệp vụ đối với các cá nhân, tổ chức trong quá trình giao dịch thì sẽ rất có lợi cho việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các hiện tượng như: cung cấp thông tin, tài liệu sai trái; cố ý cung cấp thông tin không chính xác, thông tin giả nhằm mục đích lừa đảo khi thực hiện việc giao dịch với Ngân hàng và văn phòng công chứng…

Như vậy, chúng ta cần khẳng định với nhau rằng, khi có điều kiện truy cập, tiếp cận các thông tin nêu trên trong quá trình tác nghiệp, giao dịch với khách hàng để giúp cho việc phòng, chống vi phạm và tội phạm là rất có lợi cho người dân, cho Nhà nước và cho xã hội. Tôi ủng hộ đề xuất của ông Chung.

Tuy nhiên, để phòng, chống những biểu hiện sai trái, lạm dụng trong việc quản lý, cung cấp thông tin nêu trên, việc xác lập hệ thống thể chế, pháp luật cần phải rất cụ thể, chặt chẽ như: Ai được quyền cung cấp thông tin? Được quyền cung cấp thông tin gì? Cung cấp thông tin cho ai? Thủ tục trình tự cụ thể và xác định mức phí cũng như việc quản lý số tiền thu được từ dịch vụ này.

Đặc biệt, pháp luật phải đưa ra các giả định rất cụ thể, chặt chẽ trong việc cung cấp, quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để chống lại các hành vi sai trái, lạm dụng việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin được cung cấp để phục vụ cho mục đích cá nhân, mục đích sai trái khác vi phạm bí mật riêng tư của công dân, gây bất ổn cho xã hội.

Việc này cần phải được tổ chức thí điểm, có lộ trình để mở rộng hợp lý. Trước hết, nếu Chính phủ chấp thuận cho TP. Hà Nội thực hiện thí điểm thì sẽ là một bước đột phá cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, đề xuất của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện cơ chế phối hợp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Tôi cho rằng, đây là một đề xuất mới, mang tính đột phá để triển khai có hiệu quả các quy định tại Quyết định số 45/2016/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018; Nghị định số 61/2018-NĐ-CP của Chính phủ trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

Nếu đề xuất này được chấp thuận cũng là một bước quan trọng nhằm góp phần thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, trước mắt, không xây mới trụ sở của bộ phận một cửa mà ưu tiên nâng cấp, cải tạo trụ sở đã có hoặc thuê, hoán đổi công năng sử dụng các công trình sẵn có.

Theo hướng này, trụ sở bộ phận một cửa, đặc biệt là trung tâm phục vụ hành chính công có thể được xem xét đặt tại trụ sở của Bưu điện tỉnh, huyện, xã.

chia se du lieu dan cu dot pha nhung can Đề xuất thu giá chia sẻ dữ liệu dân cư: Mọi người đang bình luận sai

Thông tin chia sẻ là thông tin trong chứng minh thư chứ không phải là thông tin cá nhân. Mọi người hiện nay đang bình ...

chia se du lieu dan cu dot pha nhung can Chuyên gia pháp lý lên tiếng về việc chia sẻ dữ liệu dân cư để thu giá

Chuyên gia pháp lý cho rằng việc chia sẻ dữ liệu này là không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng cho đời sống ...

/ http://baodatviet.vn