Chi hàng nghìn tỉ đồng cho đề án đào tạo tiến sĩ: Thảm bại nhiều chỉ tiêu, ai chịu trách nhiệm?

Được đầu tư 14.000 tỉ đồng nhưng kết quả thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là thất bại.

Số nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công, đúng kỳ hạn chỉ đạt 23%, nhiều chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả thực hiện quá thấp. Đáng nói, có những NCS đã tiêu tốn 1,5 - 1,8 tỉ đồng nhưng bỏ học hay không thực hiện đúng cam kết.

chi hang nghin ti dong cho de an dao tao tien si tham bai nhieu chi tieu ai chiu trach nhiem
Minh hoạ của ĐAN

Nhiều chỉ số đạt dưới 10%

Đề án 911 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 TS. Riêng giai đoạn 2012 - 2016, chỉ tiêu đào tạo NCS là 12.800 người (đào tạo trong nước 5.700 chỉ tiêu, nước ngoài 5.800 chỉ tiêu, phối hợp 1.300 chỉ tiêu). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đề án đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra.

Tính đến hết năm 2016, tổng số NCS trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Trong đó, có 787 NCS tốt nghiệp và được cấp bằng đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án.

Về đào tạo tiến sĩ trong nước, tổng số NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062 đạt 36% so với chỉ tiêu đến năm 2016 và bằng 20,6% của cả đề án. Như vậy, với mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 đào tạo từ 1.000 - 1.200 NCS/năm với tổng số 5.700 NCS trong nước là không đạt.

Đó là chưa kể, số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ học không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012 - 2016 là 143 NCS chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển (143/2062).

Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703. Trong đó, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng là 222 NCS (đạt 32%) số NCS hết thời gian nghiên cứu; bao gồm tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm là 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.

Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỉ lệ thấp là 23% (165/703); số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỉ lệ tương đối cao là 77% (638/703). Số NCS bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà trong nước là 143 người.

Về đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 với chỉ tiêu là 5.800 NCS, kết quả thực hiện đạt tỉ lệ rất thấp. Cụ thể, trong số 2.926 NCS trúng tuyển, đề án đã làm thủ tục cử đi học được 1.981 người đạt 67%. Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang. Vì vậy, kết quả tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài của Đề án 911 thực chất chỉ có 1.306 NCS, bằng 23% chỉ tiêu năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu 10.000 NCS của cả đề án.

Số NCS đạo tạo ngoài nước bỏ học là 45 người. Số NCS hoàn thành khoá học về nước 549 NCS đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu. Trong số người tốt nghiệp có 378 NCS đúng thời hạn, 134 NCS chậm 1 năm; 28 NCS chậm 2 năm. 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp. Như vậy, số NCS đã hết thời gian nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 - 2 năm chiếm tỉ lệ tương đối cao 45% (355/735NCS).

Về đào tạo TS theo hình thức phồi hợp, liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và ngoài nước chỉ có 1 NCS đang học tập tại Pháp. Như vậy, tỉ lệ chỉ đạt 1/1300 NCS theo giai đoạn và 1/3000 NCS theo cả đề án.

Lãng phí nguồn lực nhà nước?

Với kết quả được xem là “thảm hại” như vậy, dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm về nhân sự và tài chính.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, mức kinh phí chưa thu hồi kịp thời hoàn nộp NSNN tính đến tháng 9.2017 là 242.300.000 đồng với đào tạo trong nước và 20,07 tỉ đồng đào tạo ở ngoài nước. Có 7 NCS được cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không quay về cơ sở đào tạo cử đi học, phải bồi hoàn 9,364 tỉ đồng nhưng 4 NCS chưa thực hiện bồi hoàn số tiền 4,513 tỉ đồng.

Đáng nói, có những NCS đã tiêu tốn 1,5 -1,8 tỉ đồng nhưng vẫn chưa có bằng TS, bỏ học hay không thực hiện đúng cam kết như NCS Nguyễn Trung T. (ĐH Tây Nguyên) được cấp 1,8 tỉ đồng đi học tại Úc; NCS Đỗ Thị Lan P. (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế) được cấp 1,5 tỉ đồng đi học tại Úc, NCS Nguyễn Nhị H. (ĐH Dược Hà Nội) được cấp 1,1 tỉ đồng đi học tại Pháp, NCS Vũ Tuấn Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được cấp 1,04 tỉ đi học tại Úc...

Báo cáo kiểm toán cũng cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chi, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.

Về chất lượng, với hình thức đào tạo trong nước, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, các quy định về chương trình đào tạo; các điều kiện đầu vào; điều kiện đầu ra đào tạo TS của Đề án 911 được Bộ GDĐT quy định yêu cầu cao hơn so với quy chế đào tạo TS nói chung. Tuy nhiên, các NCS bảo vệ thành công và công nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo TS đại trà do không đi thực tập nước ngoài; giáo trình chung không có sự khác biệt; không có thời gian đào tạo tập trung; các công trình nghiên cứu khoa học dừng ở cấp cơ sở, số NCS tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ không nhiều.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GDĐT được đánh giá thiếu quyết liệt và thiếu cơ chế phối hợp cũng như sự đồng bộ triển khai với các vụ chức năng, các cơ sở đào tạo liên quan đến đề án.

Kiến nghị xử lý tài chính

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GDĐT, thu hồi nộp NSNN gồm: Học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012- 30.7.2017) hơn 50 tỉ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424.000.000 đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207.000.000 đồng. Ngoài ra, Bộ GDĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỉ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48.000.000 đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỉ đồng.

chi hang nghin ti dong cho de an dao tao tien si tham bai nhieu chi tieu ai chiu trach nhiem Thầy và thợ

Một kết quả khảo sát của cơ quan chức năng gần đây cho biết, sau 2 năm Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ...

chi hang nghin ti dong cho de an dao tao tien si tham bai nhieu chi tieu ai chiu trach nhiem Đề án đào tạo tiến sĩ 911: Chơi vơi 14.000 tỷ đồng

Kết quả Kiểm toán Nhà nước về đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020 ...

/ https://laodong.vn