Đăng ký kinh doanh là ung nhọt của nền kinh tế gây ra nhiều hệ lụy: Cản trở đầu tư, ngăn cản sáng tạo doanh nghiệp…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bỏ gần 2.000 điều kiện kinh doanh được cho là cản trở doanh nghiệp.
Chính phủ nhiệm kỳ mới đã hơn ba lần gay gắt về việc cắt bỏ điều kiện kinh doanh (ĐKKD):
Bãi bỏ các Thông tư, Quyết định của các Bộ về ĐKKD để thay vào là các Nghị định; Nghị quyết kỳ họp tháng Bảy quy định chậm nhất tháng 12/2017 phải xử lý xong vấn đề ĐKKD và mới đây (ngày 23/8), họp chuyên đề xây dựng pháp luật nội dung căn bản là rà soát bãi bỏ ĐKKD. Cắt bỏ ĐKKD cũng là kiến tạo và góp phần liêm chính.
ĐKKD là ung nhọt của nền kinh tế gây ra nhiều hệ lụy: Cản trở đầu tư, ngăn cản sáng tạo doanh nghiệp, đánh mất cơ hội thị trường, tăng chi phí sản xuất, kích thích môi trường tham nhũng...
Một số ĐKKD liên quan đến an ninh, sức khoẻ là cần thiết, nhưng nhiều nghìn trong 5.719 ĐKKD đang tồn tại là không cần thiết và gây ra hệ lụy như nói trên. Vừa rồi, bộ KH&ĐT đề nghị bãi bỏ 1.930 ĐKKD.
ĐKKD do các bộ, ngành tuỳ tiện đặt ra quy định các điều kiện hành nghề, mặt bằng sản xuất, vốn tối thiểu... và nhiều thứ vô lý khác mà trong thực tế kinh doanh không có ý nghĩa. Bộ Công Thương, bộ Tài chính, bộ Xây dựng đặt ra nhiều ĐKKD hơn cả. Các nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải rất gay gắt về vấn đề này, đã gỡ bỏ một phần. Nhưng rồi mười năm gần đây lại nở ra.
ĐKKD vì sao chặt đầu này mọc ra đầu khác? Xin thưa có ba nguyên nhân là: Các bộ ngành yếu kém và vô trách nhiệm hậu kiểm tạo cơ sở đổ lỗi; không thể từ bỏ tư duy xin – cho, kiếm ăn sống sượng khi cấp ĐKKD và bất kỳ lúc nào cũng kiểm tra ĐKKD ở doanh nghiệp.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn chưa có cơ sở pháp luật và căn cứ pháp lý để hay bỏ một ĐKKD nào đó, chính nó là cơ sở cho sự tùy tiện đặt ra ĐKKD.
Các quốc gia tiên tiến họ quản lý chủ yếu bằng tiêu chuẩn sản phẩm, kiểu như nước uống đóng chai phải vô trùng, tinh khiết; phương tiện vận tải phải đạt tiêu chuẩn khí thải...
Trong cuộc họp thường kỳ cuối tháng bảy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu ĐKKD Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản để áp dụng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
http://www.nguoiduatin.vn/cat-bo-cung-la-kien-tao-a336855.html