Cao tốc 34.000 tỷ chi chít ổ gà: Sao lọt cửa nghiệm thu?

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng, đưa vào sử dụng chỉ mới một tháng đã hỏng, bong tróc, chi chít ổ gà. Sao đường như thế vẫn được nghiệm thu?

Bất kỳ con đường nào khi thiết kế cũng phải tính đến yêu cầu tối thiểu cấp đường, quy mô xe tải nặng, lưu lượng xe chạy và phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng, ngập nước, mưa bão...

Chắp vá là khuyến khích sai phạm

Với đường cao tốc có vốn đầu tư lớn càng đòi hỏi cao hơn trong lựa chọn sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thi công nền mặt đường, hiệu quả trong quá trình khai thác...

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu

Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khi chưa thông xe. Ảnh: Lê Bằng

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa vào sử dụng chỉ mới 1 tháng, hư hỏng trầm trọng. Nguyên nhân có thể là thành phần hỗn hợp nhựa chưa đạt yêu cầu, mặt đường thiếu ổn định, thi công không đảm bảo...

Nhà thầu khắc phục bằng cách thảm lại lớp trên bề mặt vị trí hư hỏng chỉ là tạm bợ, chắp vá. Và chỉ sau một trận mưa, nhiều điểm dặm vá đã bong tróc nặng, có thể dùng tay không cào lên từng mảng bê tông nhựa.

Xử lý kiểu này chỉ để đối phó, vá lại mảnh áo rách, gây tiếng ồn khi xe chạy qua, xem thường tính mạng người đi đường.

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu

Chỉ sau 1 tháng thông xe, đường đã chi chít ổ gà. Ảnh: Cao Thái

Để không tốn chi phí duy tu sửa chữa hoặc nâng cấp lại, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cần được khắc phục triệt để các hư hỏng theo quy định dù tốn kém nhưng đảm bảo chất lượng, an toàn.

Cụ thể, khoan kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý hóa của vật liệu sử dụng, thành phần bê tông nhựa. Yêu cầu nhà thầu bóc bỏ hết kết cấu mặt đường không đạt để làm lại, lu lèn đạt độ chặt theo thiết kế, thực hiện đúng quy trình thi công.

Đừng xử lý chắp vá vừa làm xấu mỹ quan, mất an toàn giao thông, khuyến khích cho sai phạm, lặp đi lặp lại điệp khúc đường làm xong lại sửa - hỏng - sửa.

Vì sao còn điệp khúc xong lại sửa - hỏng - sửa?

Về nguyên tắc, dự án giao thông nào cũng phải khảo sát, lập đầy đủ thủ tục hồ sơ. Thiết kế phải tuân thủ quy trình, quy phạm chuyên ngành mới được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trước khi triển khai xây dựng, phải lập phương án thi công, đề cương giám sát, kiểm tra máy móc thiết bị, thí nghiệm các cấu kiện vật liệu và kết quả đáp ứng yêu cầu…

Phải chăng trong quá trình xây dựng có sự cả nể và “thông cảm” giữa chủ đầu tư, giám sát, thi công. Nhiều khi bỏ qua những sơ suất nhỏ cũng khiến chất lượng giảm suất, nhanh hư hỏng.

Phải chăng đấu thầu chỉ là hình thức như “diễn kịch” vì đã biết trước đơn vị được chọn, phân chia khu vực này của tôi, khu vực kia của anh, giới xây dựng thường gọi là “quân xanh, quân đỏ”?

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu

Công nhân sửa lại đoạn hư hỏng

Công trình thi công kém chất lượng gây bất an cho người đi đường, lãng phí ngân sách, dư luận bức xúc trong khi quy định pháp luật có sẵn, chứng cứ rõ ràng nhưng hiếm thấy tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm. Đây là nguyên nhân cứ để lặp đi lặp lại điệp khúc đường làm xong lại “sửa - hỏng - sửa”.

Không thể trông chờ tự giác

Từ cách quản lý, điều hành tùy tiện và bao che sai phạm ở một số nơi đã tạo ra phản ứng tiêu cực, mất niềm tin với không ít người thực thi công vụ.

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu

Cao tốc 34.000 tỷ sau vá, tay không vẫn bóc được nhựa. Ảnh: Lê Bằng

Trong xây dựng, chất lượng công trình được đặt lên hàng đầu. Muốn vậy công tác quản lý phải xuyên suốt, liên tục và có tính hệ thống, không thể trông đợi ở sự tự giác của các bên liên quan.

Đấu thầu là yếu tố quan trọng tạo ra sự cạnh tranh, đem lại hiệu quả thực hiện đầu tư, thi công xây dựng. Để chọn nhà thầu tốt nhất phải cạnh tranh công bằng, không thể có “phe cánh” hay “thân hữu” diễn kịch. Khâu tổ chức phải minh bạch, chi tiết trong thực hiện, có cơ chế kiểm tra chéo, xử lý kịp thời và chính xác khi có khiếu nại về tiêu cực trong đấu thầu.

Cần phạt nặng hay khởi tố tùy mức độ sai phạm, loại vĩnh viễn các nhà thầu khi bị phát hiện “quan hệ”, móc ngoặc, chạy chọt.

Đồng thời, cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá trị thực mà nhà thầu thi công đã bỏ ra. Vai trò cơ quan quản lý nhà nước nên có biện pháp kiểm soát được sự tuân thủ pháp luật và trình tự thi công, chất lượng, khối lượng, tiến độ, giá trị công trình.

Pháp luật phải được thực thi nghiêm minh, khoa học, công bằng, chuyên nghiệp… Cần thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật từ trên xuống dưới và không chấp nhận mọi hình thức dung túng, bao che các sai phạm.

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu Cao tốc 34.500 tỷ ngổn ngang sau hơn một tháng thông xe

Sau hơn một tháng thông xe, nhiều hạng mục cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn ngổn ngang. Nhiều "ổ gà, ổ voi" xuất ...

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu Cao tốc 34.500 tỷ vừa dùng đã hỏng: Phát hiện bán thầu

Theo Biên bản thanh tra của Bộ GTVT cho thấy, nhà thầu chính của Hàn Quốc đã tự ý bán 100% giá trị hợp đồng ...

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu Đường hỏng do mưa hay là sự trốn tránh trách nhiệm?

Một tuyến đường gần 35.000 tỷ đồng, mà chỉ một cơn mưa đầu mùa đã làm “tan vỡ” thành vô số ổ gà, thì thật ...

cao toc 34000 ty chi chit o ga sao lot cua nghiem thu Cao tốc 34.500 tỷ Đà Nẵng - Quảng Ngãi nham nhở sau khi sửa chữa

Những điểm hư hỏng được Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khắc phục trước đó, nay tiếp tục ...

/ http://vietnamnet.vn