Cán bộ tham nhũng về hưu cũng phải kiên quyết xử lý

Kiên quyết xử lý những đảng viên, cán bộ, công chức có biểu hiện suy thoái, có hành vi tham nhũng, lãng phí, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu.

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân được ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV, ngày 23/10.

Cử tri cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương đề xuất, hoàn thiện, sửa đổi quy định pháp luật có liên quan nhằm ngăn chặn những kẽ hở trong công tác tổ chức cán bộ; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chủ tịch MTTQ VN nhấn mạnh: "Đặc biệt là việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, thực thi nhiệm vụ; thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường biện pháp thu hồi tài sản bị tham nhũng, lãng phí".

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp và người dân phản ánh việc vẫn còn nhiều "giấy phép con"; một số quy định chậm đi vào cuộc sống; thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu một số mặt hàng còn chậm.

can bo tham nhung ve huu cung phai kien quyet xu ly

Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn

"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa, giảm các thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch; có chính sách đột phá để tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hội nhập quốc tế", ông Mẫn nêu.

Trước đó, Ban Bí thư T.Ư Đảng cũng đưa ra hướng dẫn chỉ đạo khung để các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Theo hướng dẫn, nhiều nội dung sẽ phải công khai để nhân dân biết và giám sát như các "bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên", "bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo".

Các cấp ủy, tổ chức Đảng cũng phải công khai các kết luận kiểm toán, thanh tra; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả xử lý tiêu cực; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật)...

Đặc biệt, việc công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức cũng được nhận định là một trong những giải pháp cơ bản, mấu chốt để phòng chống tham nhũng hiệu quả.

Hiện hàng năm, cán bộ quản lý các cấp đều phải kê khai tài sản, tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng hình thức; việc phát hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên trong kê khai tài sản không đúng là rất ít.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,1 triệu người, tỷ lệ kê khai và công khai đều trên 99,8%.

Nhưng qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao, ở các tỉnh Đồng Nai, Yên Bái.

Về vấn đề này, chia sẻ với báo chí, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, để phòng chống tham nhũng, thu hồi tài sản hiệu quả hơn, người có trách nhiệm kê khai phải trung thực, kê khai đúng quy định.

Cơ quan có trách nhiệm xác minh phải làm rõ việc kê khai đã thực hiện đúng quy định hay chưa, còn che giấu tài sản hay không. Công khai, minh bạch thông tin kê khai tài sản theo quy định. Cuối cùng là xử lý nghiêm cá nhân vi phạm quy định về kê khai, xác minh, thực hiện công khai, minh bạch tài sản.

Còn theo ĐBQH Bùi Văn Xuyền, cán bộ, đảng viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước do dân đóng góp từ tiền thuế của dân thì phải công khai tài sản để dân giám sát và thể hiện sự minh bạch.

Việc công bố tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông và thông tin trên mạng là để giám sát tiền thuế của dân.

Đã là công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách thì nghĩa vụ của họ là phải công khai, còn nếu không kê khai thì buộc họ phải từ bỏ công chức. Ngoài ra, cần phải kê khai, kiểm tra tài sản của cả người thân của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền như bố mẹ, con cái của họ, để tránh việc tẩu tán tài sản cho người khác.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng, việc kiểm soát tài sản của quan chức thời gian qua chưa hiệu quả. Không đòi hỏi tất cả công chức, tuy nhiên những người chủ chốt, đứng đầu các cấp phải công khai tài sản kê khai cho cơ quan và khu dân cư.

Nhưng cũng cần một cơ chế để Nhân dân giám sát, rõ ràng công khai đến đâu, chịu trách nhiệm đến đâu.

can bo tham nhung ve huu cung phai kien quyet xu ly Chặn nguồn tham nhũng mới chống được tham nhũng

“Việc kê khai tài sản của cán bộ công chức, lãnh đạo là đúng, song không quan trọng bằng việc kiểm soát nguồn tiền của ...

can bo tham nhung ve huu cung phai kien quyet xu ly Tổng kiểm toán: Đầu tư đổi đất lấy hạ tầng dễ tham nhũng vì \'đất vàng\'

Giá trị đất được tính không sát thị trường, thấp hơn nhiều so với khi bàn giao... là những bất cập của cơ chế đầu ...

can bo tham nhung ve huu cung phai kien quyet xu ly Nhà báo điều tra tham nhũng từ hồ sơ Panama bị giết bởi vụ nổ bom trên xe hơi

Daphne Caruana Galizia, nhà báo nữ dẫn dắt cuộc điều tra tham nhũng hồ sơ Panama ở Malta bị giết bằng một vụ đánh bom ...

can bo tham nhung ve huu cung phai kien quyet xu ly Vì sao xử lý tiêu cực, tham nhũng, kê khai tài sản phải để dân biết?

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, trước đây một số vấn đề liên quan đến cán bộ không công khai nên người dân không biết để ...

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/can-bo-tham-nhung-ve-huu-cung-phai-kien-quyet-xu-ly-3345640/

/ Đất Việt