Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, việc cấm điện thoại trong giờ học là đúng nhưng nếu cấm cả trong giờ ra chơi thì lại “xâm phạm quyền của học sinh”.
Hiện nay ở Việt Nam, các trường học cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học bởi lẽ, chúng ta phải thừa nhận thực tế là các em đang bị phân tán vì điện thoại, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập.
“Trường tôi có quy định rất rõ là trong giờ học thì tuyệt đối HS không được sử dụng điện thoại di động. Chúng tôi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử của toàn trường và của từng lớp. Ví dụ, vi phạm lần 1 thì xử lý ra sao, lần 2 thì thế nào… nếu tái phạm nhiều lần thì buộc phải mời gia đình đến để cùng phối hợp, thậm chí giao điện thoại đó cho gia đình quản lý và cùng thống nhất không cho học sinh đó sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định…”, TS. Tùng Lâm cho biết.
Song TS. Tùng Lâm cũng cho rằng, hiện ở nước ta vẫn chưa đặt vấn đề về việc cấm điện thoại hoàn toàn trong trường học, ngay cả Pháp cũng đang lúng túng trong chuyện này.
Việc cấm điện thoại trong trường học tồn tại hai cái khó. Thứ nhất là xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện thoại của học sinh, đặc biệt là đối với các em học sinh cấp 2 trở lên. Các em có thể dùng điện thoại để liên hệ với gia đình khi có việc cần hoặc dùng điện thoại là phương tiện học tập, tìm hiểu kiến thức. Thầy Lâm khẳng định, đây là 2 nhu cầu thật của học sinh mà chúng ta phải hết sức quan tâm và trân trọng.
Thứ 2, việc cấm điện thoại trong giờ ra chơi hay cấm mang theo người là khó khả thi vì đó là quyền của các em, mà người lớn không nên xâm phạm. Thầy Lâm cho rằng, “không thể cái gì không quản được thì cấm”. Giáo dục học sinh bây giờ không chỉ đơn thuần là ra một lệnh cấm và bắt tất cả phải làm theo. Học sinh cũng có rất nhiều lý lẽ mà các em cho rằng lý lẽ đó là đúng, do vậy quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các em chứ không phải là những hình thức cấm đoán.
Cũng theo thầy Lâm, cấm điện thoại trong giờ ra chơi không đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu giao tiếp giữa các em học sinh với nhau. Thầy cô không thể lúc nào cũng kè kè kiểm soát các em trong giờ ra chơi để xem các em có giao tiếp với nhau hay không.
“Trách nhiệm này cần có sự phối hợp đồng bộ của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Ở trường, thầy cô nên tổ chức các hoạt động tập thể thực sự bổ ích để lôi cuốn các em. Về nhà thì gia đình cũng cần dành thời gian để trò chuyện, tổ chức các hoạt động gia đình”, TS Tùng Lâm phân tích.
Điện thoại trong trường học: Nên cấm từ hiệu trưởng
Mới đây, nước Pháp đã chính thức ra quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học, nhiều chuyên gia ... |