Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?

Cả ngành Sư phạm Ngữ văn của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai chỉ có duy nhất 1 thí sinh đăng ký và chương trình đào tạo sư phạm chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa tại trường Đại học Hồng Đức mới chỉ tuyển được 1 sinh viên ngành Toán đang là những thông tin gây “sốc”.

ca nganh su pham chi co 1 sinh vien dao tao the nao
Năm 2018, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai chỉ có duy nhất một thí sinh đăng kí nguyện vọng vào khoa Sư phạm Ngữ văn. Ảnh: Báo Gia Lai

Việc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh đăng kí duy nhất đạt 22,5 điểm đã bị Bộ GD&ĐT “tuýt còi” vì vi phạm quy chế xét tuyển và bị nhiều người phản đối. Trong khi đó, mặc dù ngành Toán mới chỉ có 1 sinh viên nhưng trường Đại học Hồng Đức vẫn khẳng định sẽ mở lớp và quyết tâm này được ghi nhận.

Chúng tôi lại cho rằng không nên và không thể duy trì những “khóa đào tạo 1 sinh viên” như thế.

Bởi vì, ngành sư phạm dù sao cũng chỉ là một ngành đào tạo nghề-nghề giáo. Đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu xã hội. Hiện hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ sư phạm đang chưa tìm được việc làm, hàng nghìn giáo viên trên cả nước đang đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Do đó, việc duy trì đào tạo sư phạm đối với những môn đang thừa là không cần thiết, không phù hợp, gây lãng phí nguồn lực, chỉ làm gia tăng số lượng đội quân thất nghiệp.

Đây là lí do nhiều năm trở lại đây, học sinh tốt nghiệp THPT không còn mặn mà với ngành sư phạm, những học sinh giỏi lại càng hiếm. Đầu vào của nhiều trường sư phạm thấp ở mức kỉ lục.

Mặt khác, việc duy trì các khóa đào tạo chỉ có duy nhất 1 thí sinh sẽ rất lãng phí, tốn kém, cơ sở đào tạo sẽ thua lỗ, phá sản vì nguồn thu từ học phí không đủ bù đắp một phần nhỏ chi phí. Trong trường hợp sinh viên duy nhất đó nghỉ học giữa chừng, sự lãng phí càng lớn.

Về mặt tâm lí, lớp học chỉ có duy nhất một sinh viên sẽ khó tránh khỏi rơi vào tâm lí trầm lắng, buồn chán, mặc cảm cả về phía người dạy và người học. Chỉ có duy nhất một người nên không thể có sự tương tác, học hỏi, thảo luận, cạnh tranh giữa những người học với nhau, việc học tập sẽ thiếu động lực, khó đảm bảo chất lượng.

Trong đào tạo đại học hay đào tạo nghề, yếu tố tâm lí, tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đào tạo.

Tốt nhất, cần có sự liên kết, phối hợp để các trường gom đủ sinh viên của một lớp để tổ chức đào tạo.

Bộ GD&ĐT cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, quy định số lượng thí sinh tối thiểu của một ngành-khoa đào tạo; trong trường hợp số thí sinh đăng kí không đủ thì trường có quyền từ chối. Không nên đặt các trường vào thế phải nhận sinh viên dù chỉ một vài em cho một khóa đào tạo.

ca nganh su pham chi co 1 sinh vien dao tao the nao Nâng điểm chuẩn để "đánh trượt” 1 thí sinh: Tương lai ảm đạm của ngành sư phạm

Thông tin Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh duy nhất đăng ký vào trường làm ...

ca nganh su pham chi co 1 sinh vien dao tao the nao Australia báo động tình trạng điểm chuẩn sư phạm quá thấp

Ngành sư phạm ở một trường đại học Australia tuyển sinh với mức điểm chỉ 17,9 trên tổng điểm 99,95.

ca nganh su pham chi co 1 sinh vien dao tao the nao Điểm chuẩn 2018: Ngành Y Dược giảm sâu, Sư phạm tăng mạnh

Trong bức tranh chung điểm chuẩn năm 2018, Y Dược là ngành có điểm chuẩn giảm sâu nhất khiến nhiều người lo lắng ngành này ...

/ https://laodong.vn