Nâng điểm chuẩn để "đánh trượt” 1 thí sinh: Tương lai ảm đạm của ngành sư phạm

Thông tin Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh duy nhất đăng ký vào trường làm nhiều người ngỡ ngàng. Sau sự kiện “sốc” này là thực trạng buồn của nhiều trường đào tạo sư phạm.

nang diem chuan de danh truot 1 thi sinh tuong lai am dam cua nganh su pham

Thông tin Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh duy nhất đăng ký vào trường làm nhiều người ngỡ ngàng. Sau sự kiện “sốc” này là thực trạng buồn của nhiều trường đào tạo sư phạm.

Thông thường, các trường tìm cách hạ chuẩn để thu hút sinh viên, nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai lại nâng chuẩn để "loại" sinh viên. Theo lí giải của lãnh đạo Trường, ngành Sư phạm Ngữ văn năm nay chỉ có một thí sinh đăng ký, lại là nguyện vọng 1, em này đạt 22,5 điểm. Nếu chấp nhận tuyển thí sinh này, nhà trường không thể tổ chức đào tạo, nên đành dùng biện pháp “nâng chuẩn” để thí sinh tìm lựa chọn khác.

Không chỉ ngành Sư phạm Ngữ văn, năm nay việc tuyển sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cũng gặp khó khăn, đến nay mới chỉ tuyển được 3 ngành. Trong đó, ngành Giáo dục tiểu học 71/75, Giáo dục mầm non 73/90, Trung cấp mầm non 25/30, còn các ngành khác không tuyển được.

Đó cũng là tình trạng chung của hầu hết các trường, khoa sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước. Nhiều trường ĐH đành phải đóng mã ngành, sáp nhập khoa đào tạo hoặc chấp nhận tuyển sinh kiểu “vơ bèo vạt tép” để cầm cự.

Theo Báo Lao Động, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) tuyển tổng cộng 80 chỉ tiêu cho 4 ngành chất lượng cao nhưng đến nay mới có 20 sinh viên đủ điều kiện xét tuyển. Trong đó ngành Toán hiện mới chỉ tuyển được 1 sinh viên, ngành Lý chưa có sinh viên nào.

Thực trạng nói trên là tất yếu, trong hoàn cảnh hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ sư phạm thất nghiệp, hàng nghìn giáo viên trên cả nước đang đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Chỉ có một số cấp, môn học thiếu GV (mầm non, các môn năng khiếu...), nhưng không nhiều, thậm chí đã có hiện tượng cung vượt cầu trong đào tạo.

Hiện nay, chúng ta không thể hi vọng ngành sư phạm tuyển được học sinh giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây sẽ là nguy cơ, hệ lụy không nhỏ cho giáo dục trong thời gian tới.

Thiết nghĩ, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, thống kê, dự báo số lượng học sinh, trường lớp, tương ứng nhu cầu giáo viên trong thời gian 5-20 năm tới. Từ đó, có kế hoạch tổ chức, sắp xếp hệ thống các trường, khoa đào tạo sư phạm nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tế.

Trong khi chưa có cơ chế tổng thể, cần tạo điều kiện cho các trường sư phạm liên thông, liên kết, có thể gửi, gom sinh viên từ trường này sang trường kia đào tạo, tránh tạo ra khủng hoảng, khoảng trống trong đào tạo sư phạm.

nang diem chuan de danh truot 1 thi sinh tuong lai am dam cua nganh su pham Nâng điểm chuẩn để loại thí sinh: Trường không được phép

Trường CĐ Sư phạm Gia Lai đã vi phạm nguyên tắc xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu trong công tác xét tuyển.

nang diem chuan de danh truot 1 thi sinh tuong lai am dam cua nganh su pham Thí sinh quá ít, trường nâng điểm chuẩn đánh trượt thí sinh 6/8 ngành

Do số thí sinh đăng ký quá ít nên Trường CĐ Sư phạm Gia Lai (TP. Pleiku, Gia Lai) đã nâng điểm chuẩn để đánh trượt ...

/ https://laodong.vn