Bộ GTVT yêu cầu đường sắt kiểm điểm lại: 'Đừng giấu nữa'

Theo TS Phạm Sanh, đường sắt còn nhiều tồn tại nhưng cái chính vẫn là người lãnh đạo.

Xung quanh thông tin Bộ GTVT yêu cầu kiểm điểm lại lãnh đạo đường sắt, ngày 9/7, trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý cho rằng, sự việc đã xảy ra rồi, còn giờ đánh giá việc quy trách nhiệm ra sao thì về nguyên tắc là phải quy trách nhiệm của người đứng đầu.

"Cơ chế là do người đứng đầu nên người này phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Dựa trên nền đó thì mới có thể xử lý được những người khác. Phải xem xét lại những nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc đó là gì, thiệt hại bao nhiêu, giá trị thế nào, lúc đó mới xử lý được", PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho biết.

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, cụm từ "phê bình nghiêm khắc" với rút kinh nghiệm sâu sắc không tồn tại, mà cần phải quy trách nhiệm rõ ràng. Nếu cán bộ làm không có trách nhiệm, không làm tốt việc được giao thì phải kỷ luật sa thải.

Có cùng quan điểm này, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng, việc Bộ GTVT yêu cầu kiểm điểm lại lãnh đạo đường sắt là chuyện nội bộ.

bo gtvt yeu cau duong sat kiem diem lai dung giau nua

Hiện trường tàu tông nhau ở ga Núi Thành, Quảng Nam ngày 26/5 - Ảnh: TTO

"Báo cáo của ngành đường sắt mà Bộ trưởng yêu cầu làm lại chắc có gì chưa đầy đủ, nội bộ kiểm điểm chưa được. Ngành đường sắt cũng phải nhận trách nhiệm cụ thể, đừng có chung chung. Phải nói thẳng từ nhiệm vụ của mình thì tường trình khuyết điểm ra sao, khắc phục như nào, đã đến lúc phải bóc mẽ rồi không nên che giấu nữa", TS Phạm Sanh cho biết.

Cũng theo TS Phạm Sanh, đã đến lúc cần thay đổi toàn bộ nhân sự ngành đường sắt. Lãnh đạo đường sắt phải được thi tuyển đàng hoàng, nói ra đề án và tâm huyết của mình, không làm theo kiểu quy hoạch cán bộ.

Trước đó, nói về việc lãnh đạo ngành đường sắt bị phê bình nghiêm khắc, cũng trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Võ Kim Sơn, nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia nói thẳng, đây là một quyết định thể hiện sự bao che cho nhau.

Ông Sơn chỉ rõ: "Trong vụ việc có hai vấn đề cần xử lý. Thứ nhất, xử lý vi phạm kỷ luật đối với những cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp vi phạm kỷ luật, gây ra tai nạn.

Đối với những trường hợp này, các hình thức kỷ luật sẽ tùy vào từng mức độ như khiển trách, kỷ luật cảnh cáo... cho tới hình thức kỷ luật cao nhất là buộc phải thôi việc.

Thứ hai là, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan đơn vị trong lĩnh vực mình quản lý nhưng buông lỏng giám sát, quản lý để xảy ra tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng.

Với trường hợp này, lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam không phải là những người trực tiếp gây ra các vụ tai nạn nhưng là những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp với vai trò là người đứng đầu, quản lý trong lĩnh vực đường sắt".

Theo ông Sơn, không thể không xử lý nghiêm trách nhiệm của cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của ngành đường sắt cũng như trách nhiệm trực tiếp của những cán bộ, nhân viên ngành đường sắt liên quan đến những vụ tai nạn đã xảy ra thời gian qua.

"Cụ thể, đối với người trực tiếp quản lý tại các phân đoạn đường sắt để xảy ra tai nạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Trong trường hợp xác định những sai phạm trên có lỗi từ buông lỏng quản lý, để nhân viên gây ra tai nạn thì phải buộc thôi việc, hoặc cách chức người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý phân đoạn đường sắt đó, không thể lơ mơ.

Riêng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Công ty đường sắt Việt Nam, họ cũng phải là những chịu trách nhiệm về việc quản lý không chặt chẽ, để cho cấp dưới của mình là những lãnh đạo các phân đoạn đường sắt địa phương mắc sai phạm, gây tai nạn nghiêm trọng về người và của" - vị chuyên gia phân tích.

Về hình thức xử lý, theo ông Sơn, các hình thức kỷ luật cũng tùy thuộc từng mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc.

Như đã đưa tin, ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ông đã yêu cầu VNR gửi báo cáo kiểm điểm liên quan đến các vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua về Bộ GTVT.

Song, sau khi xem xét báo cáo, Bộ đã không đồng tình với kết quả này, đã yêu cầu VNR phải thực hiện kiểm điểm lại, từ cấp cao nhất tới những cá nhân, đơn vị có liên quan trực tiếp; kiểm điểm đảm bảo chính xác và khách quan, nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Được biết, sau khi các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra trong tháng 5/2018, ngày 8/6, VNR đã báo cáo Bộ GTVT về nguyên nhân và kết quả kiểm điểm và xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan.

Trong báo cáo này, tập thể hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm.

Đặc biệt theo báo cáo của VNR, tại cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc VNR và ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc VNR đã nhận hình thức kỷ luật là khiển trách. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật đã bỏ phiếu và đưa ra quyết định phê bình nghiêm khắc đối với 2 lãnh đạo này.

bo gtvt yeu cau duong sat kiem diem lai dung giau nua Hàng nghìn ngôi nhà xây trái phép ở khu vực dự án ga đường sắt Đà Nẵng

Thanh tra TP Đà Nẵng chuyển 451 hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra để làm rõ việc xây dựng, chuyển đổi đất ...

bo gtvt yeu cau duong sat kiem diem lai dung giau nua Bộ GTVT yêu cầu kiểm điểm lại lãnh đạo đường sắt

Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) có gửi báo cáo kiểm điểm lên Bộ nhưng Bộ chưa ...

bo gtvt yeu cau duong sat kiem diem lai dung giau nua Hàng ngàn toa tàu thành sắt vụn: Ngành đường sắt tính thế nào?

- Từ ngày 1/7, gần 100 đầu máy, 200 toa tàu khách và gần 1.000 toa tàu hàng bị loại bỏ vì quá hạn sử ...

/ http://baodatviet.vn