Biệt phủ trên đê Kinh Thầy: Công bố hồ sơ theo dõi

Tổng cục phòng chống thiên tai khẳng định, doanh nghiệp không được phép xây dựng công trình kiên cố ở khu vực đê sông Kinh Thầy.

Kiểm tra 2 lần/năm

Xung quanh những xôn xao về khu biệt phủ hàng ngàn m2 trên đê sông Kinh Thầy, ngày 18/6, trao đổi với báo Đất Việt, ông Trần Đức Ba, Chủ tịch UBND xã Hoành Sơn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cho rằng, trên địa bàn xã không có công trình nào hàng ngàn m2.

"Tôi chỉ biết đất nhà nước giao cho doanh nghiệp, người ta được làm cầu cảng, văn phòng đại diện. Tôi không cấp phép cho Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Nga mà công trình của Công ty này được UBND huyện Kinh Môn cấp phép cho doanh nghiệp theo dự án của họ", ông Ba nói.

Theo ông Ba, công trình của Công ty Sơn Nga phải có đầy đủ thủ tục hồ sơ mới được làm.

biet phu tren de kinh thay cong bo ho so theo doi

Công trình sai phạm gồm 3 dãy nhà chính xếp hình chữ U. Ảnh: VNN

Về thông tin cho rằng, công trình này không được bên ngành quản lý đê điều cấp phép và việc xây dựng những dãy nhà kiên cố là hoàn toàn sai so với luật đê điều, vị Chủ tịch UBND xã này cho rằng:

"Hạt quản lý đê điều quản lý, mỗi năm kiểm tra 2 lần, nếu sai thì họ đã xử lý. Còn xã không có chức năng xử lý".

Về việc này, cùng ngày, ông Trương Văn Hơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương khẳng định cho biết, tỉnh đã giao cho Sở NN&PTNN tỉnh Hải Dương đi kiểm tra, xác minh xem vi phạm luật đê điều thế nào.

"Hiện có kết quả kiểm tra đó hay chưa tôi chưa kiểm tra lại. Tỉnh giao cho Sở NN&PTNN là do Sở quản lý về đê điều trên tất cả địa bàn tỉnh. Còn xã, huyện không có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, thẩm quyền cấp phép là của tỉnh", ông Hơn cho biết.

Phải tháo dỡ

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV, ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc này phía Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Hải Dương xác minh, làm rõ.

"Theo quy định về luật đê điều thì công trình đó là khu vực đê dưới cấp 3. Căn cứ vào hồ sơ theo dõi, năm 2011-2012, Ủy ban huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã cấp phép cho Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Nga làm bến bãi để nguyên vật liệu.

Tuy nhiên, theo phản ánh, trong thời gian làm bến bãi, doanh nghiệp đã tự ý xây dựng các công trình đặc biệt là nhà ở trên khu vực bãi sông. Điều này đã vi phạm pháp luật của đê điều và Hạt quản lý đê điều đã lập biên bản vi phạm yêu cầu xử lý, tháo dỡ theo quy định nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa triển khai tháo dỡ", ông Thành nói.

Ông Thành khẳng định, lực lượng chuyên trách của ngành đê điều đã phát hiện đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương xử lý, yêu câu phía Công ty Sơn Nga tháo dỡ.

Nói về thông tin phía Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều tỉnh Hải Dương cho rằng, không cấp phép cho Công ty Sơn Nga xây dựng công trình hàng ngàn m2 trên đê sông Kinh Thầy trong khi lãnh đạo Công ty khẳng định đã được cấp phép rồi, vị Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho rằng:

"Rất nhiều chính quyền địa phương thậm chí cấp xã cấp phép vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền được cung cấp. Đến khi ngành chức năng kiểm tra, phía dân thì bảo được cấp phép xây dựng trong khi luật thì bảo không được phép.

Nếu chính quyền địa phương không cương quyết, không yêu cầu phía Công ty tháo dỡ, không chịu ngăn chặn ngay từ đầu thì sự việc sẽ càng gây khó khăn hơn khi xử lý", vị Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết.

Chia sẻ thêm về việc chính quyền địa phương không xử lý dứt điểm để công trình tồn tại kéo dài suốt nhiều năm qua, ông Thành cho biết, ngành đê điều đã làm hết trách nhiệm, tuy nhiên không có quyền cưỡng chế tháo dỡ phần sai phép của Công ty Sơn Nga.

Ông Thành nói: "Chỉ có chính quyền địa phương mới được phép cưỡng chế tháo dỡ, Chi cục đê điều có chức năng phát hiện ra những sai phạm chứ không thể xử lý được.

Tuy nhiên, những công trình được xây dựng trên bãi sông hay gần đê đều được quy định rất chặt chẽ. Vì vậy việc ai cấp phép cho Công ty Sơn Nga không quan trọng bởi ngành đê điều có thể khẳng định khu vực đó không được phép xây dựng công trình".

biet phu tren de kinh thay cong bo ho so theo doi

Cổng vào khu dinh thự. Ảnh: VNN

Về nghịch lý công trình hàng ngàn m2 của Công ty Sơn Nga đã được xây dựng từ lâu mà cơ quan chức năng và chính quyền không biết, vị Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho rằng, khi ngành đê điều địa phương kiểm tra mà Công ty và chính quyền không xuất trình giấy phép đã được cấp thì "cũng không ai biết được".

"Việc này tỉnh đang cho kiểm tra nên chúng tôi cũng sẽ có can thiệp. Quan điểm của tôi ở sự việc này là có vi phạm thì dứt khoát phải tháo dỡ", ông Thành nhấn mạnh

Như báo chí đưa tin, công trình của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Nga ở xã Hoành Sơn gồm 3 dãy nhà chính xây dựng kiên cố theo dạng nhà cấp 4, trổ mái thái bên trên, nhưng bên trong là mái bằng bê-tông xếp theo hình chữ U. Ước tính, mỗi phòng có diện tích cả trăm mét.

Một dãy nhà ngang (cũng cấp 4) liền kề, nằm mé trái của khu nhà chính.

Theo một cán bộ địa chính xã Hoành Sơn, đây là trụ sở của một doanh nghiệp cũng là nơi cư trú của cả gia đình bà Trần Thị Tuyết Nga, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Nga. Tấm biển công ty được treo trên khu nhà chính, xung quanh có dàn cây cảnh trang trí xung quanh, tạo thành một quần thể.

biet phu tren de kinh thay cong bo ho so theo doi Mâu thuẫn vụ biệt phủ ngàn m2 trên đê sông Kinh Thầy

Ông Cảnh khẳng định, bên quản lý đê điều không cấp 1 giấy phép xây dựng nào cho Công ty cổ phần sản xuất và ...

biet phu tren de kinh thay cong bo ho so theo doi Lạ lùng "biệt phủ" án ngữ hàng ngàn m2 đê sông Kinh Thầy

Công trình xây dựng trái phép trên hành lang đê sông Kinh Thầy (huyện Kinh Môn, Hải Dương) tồn tại nhiều năm.

/ http://baodatviet.vn