BIDV khẳng định mọi hoạt động không bị ảnh hưởng vì ông Trần Bắc Hà bị bắt

Với tiềm lực tài chính mạnh khi có tổng tài sản lớn nhất hệ thống, BIDV cam kết đảm bảo lợi ích cho mọi khách hàng, cổ đông.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã CK: BID) vừa phát đi thông tin liên quan đến việc khởi tố nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà và ba cựu lãnh đạo khác.

BIDV cho biết, các vấn đề liên quan đến vi phạm của các cá nhân nêu trên xảy ra trước đây và đã được ngân hàng này chủ động báo cáo cơ quan chức năng xử lý, hỗ trợ làm việc với doanh nghiệp để thu hồi nợ cho ngân hàng.

"BIDV khẳng định mọi hoạt động được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, cổ đông", đại diện BIDV nói. Đồng thời, ngân hàng cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

bidv khang dinh moi hoat dong khong bi anh huong vi ong tran bac ha bi bat

Ông Trần Bắc Hà chủ trì một cuộc họp tại BIDV khi còn đương chức. Ảnh: N.M

Cuối giờ chiều hôm nay (29/11), cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà và ba lãnh đạo từng làm việc tại BIDV. Bốn người bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Gia nhập BIDV từ năm 1981, ông Trần Bắc Hà đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo của ngân hàng, từ giám đốc một chi nhánh đến phó tổng giám đốc. Tháng 1/2008, ông chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV cho tới khi nghỉ hưu vào cuối năm 2016. Hơn 8 năm giữ chức chủ tịch ngân hàng, ông được xem là linh hồn và có nhiều ảnh hưởng của BIDV.

Sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu hồi tháng 9/2016, mới đây, ngày 15/11, nhà băng này mới có Chủ tịch HĐQT thay thế là ông Phan Đức Tú – người trước đó là Tổng giám đốc.

BIDV hiện là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất và có sở hữu Nhà nước cao nhất khi tính đến cuối quý III/2018, tổng tài sản của BIDV đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, với sở hữu của Nhà nước hơn 95%.

BIDV cũng đang chuẩn bị phát hành hơn 600 triệu cổ phần cho Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc, tương đương 17,65% vốn điều lệ hiện tại và 15% vốn điều lệ sau phát hành. Nếu phương án tăng vốn được các cổ đông BIDV thông qua và thực hiện, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 40.220 tỷ đồng.

Ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch BIDV sinh năm 1956 tại Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu tháng 9/2016, ông Hà có 35 năm gắn bó với ngân hàng này. Ông còn là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), sang Lào (AVIL) và sang Myanmar (AVIM).

Ông Hà được nhà chức trách xác định liên quan tới đại án Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank với 2 tư cách: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng và đại án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Tuy nhiên tại phiên xét xử vụ án này hồi tháng 1/2018 được triệu tập đến toà với tư cách "người có nghĩa vụ liên quan" nhưng ông Hà đã vắng mặt với lý do "xin ra nước ngoài chữa bệnh".

Cụ thể trong vụ án Phạm Công Danh, ông Trần Bắc Hà được cơ quan điều tra xác định đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay, và không biết các công ty này do Danh thành lập. Ngân hàng BIDV sau đó cho biết đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay này.

Minh Sơn

bidv khang dinh moi hoat dong khong bi anh huong vi ong tran bac ha bi bat Cựu lãnh đạo ngân hàng BIDV vừa bị bắt là ai?

Được xem là cánh tay phải của ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Lục Lang từng giữ vị trí Phó ...

bidv khang dinh moi hoat dong khong bi anh huong vi ong tran bac ha bi bat Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt

Điều tra sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV, cơ quan điều tra khởi tố ông Trần Bắc Hà cùng ba thuộc cấp.