Bắt con thực hiện ước mơ của cha mẹ, nhiều trẻ sợ học, trầm cảm

Mong muốn con phải giỏi giang, điểm số cao, thành tích vượt trội đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Vì thế việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một áp lực, nỗi ám ảnh...

bat con thuc hien uoc mo cua cha me nhieu tre so hoc tram cam

Học sinh mệt mỏi vì áp lực học tập nhiều. Ảnh: Khôi Trần

Thời gian qua xảy ra liên tiếp những vụ việc đau lòng, như học sinh tự tử, trầm cảm. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc trẻ tự hủy hoại mình vì áp lực học hành, cha mẹ đặt lên vai con kỳ vọng quá lớn.

Mới đây nhất, ngày 2.1.2018, nữ sinh tại Trường THCS Tâm Lâm (Hà Tĩnh) đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tự tử và để lại bức thư tuyệt mệnh viết bằng chữ tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè, gia đình.

Trường hợp của em chỉ là một trong số rất nhiều vụ tự tử vì áp lực học tập. Áp lực này do đâu: Chương trình học quá nặng, trẻ phải tham gia quá nhiều cuộc thi, hay trẻ chán nản về bản thân, vì không đạt được kết quả như kỳ vọng của bố mẹ?

Theo TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) tất cả những yếu tố kể trên đều có thể khiến đứa trẻ có cảm giác… sợ học, rơi vào trầm cảm.

“Việc có quá nhiều kỳ thi được cộng điểm đã khiến phụ huynh ép con lao theo để lấy thành tích. Gần đây, ngành giáo dục cũng dần dần thay đổi, cắt giảm rất nhiều kỳ thi, tiến tới sẽ bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích để việc học tập trở về đúng nghĩa hơn. Vì thế các phụ huynh cũng cần thay đổi dần quan niệm coi trọng điểm số, kết quả.

Suy nghĩ con cần phải đỗ bằng mọi giá, những kỳ thi chính là một phần nguồn cơn làm việc học của con bị quá tải. Các con sẽ cảm thấy mệt mỏi bức bối, và việc học tập sẽ trở thành gánh nặng” – TS Vũ Thu Hương chia sẻ.

bat con thuc hien uoc mo cua cha me nhieu tre so hoc tram cam
TS Vũ Thu Hương. Ảnh: Nhật Minh

Ngoài ra, khi bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời, không thực hiện được ước mơ của mình thường có xu hướng dành ước mơ đó cho con. Hay ép con chọn trường, chọn ngành mà mình thích, chứ không phải con thích. Điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Việc không được học những gì mình thích sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác sợ học.

TS Vũ Thu Hương đưa ra lời khuyên: Các phụ huynh nên chú ý đào tạo kỹ năng sống cho con. Thực tế đã chứng minh việc học giỏi các môn học trên lớp, thi đạt thành tích cao tại các kỳ thi không phải là điều đảm bảo chắc chắn để tương lai con thành công.

Điều quan trọng quyết định sự thành công của con chính là khả năng quan sát, tự lập, tự nghiên cứu, ứng phó, ứng biến trong các tình huống của cuộc sống và công việc.

Do đó, cha mẹ không nên quá quan tâm đến điểm số của kỳ thi mà can thiệp vào việc lựa chọn thi môn gì, học trường nào của con... Nếu trẻ thất bại thì có thể khuyên nhủ cho đến khi con hiểu ra và tiếp tục học để đạt mục tiêu, ước mơ của con, chứ không phải là bằng mọi cách thực hiện ước mơ thay cha mẹ.

bat con thuc hien uoc mo cua cha me nhieu tre so hoc tram cam Trầm cảm bủa vây khiến giới trẻ muốn tìm đến cái chết

Cái chết của nữ sinh trường THCS Tân Lâm (Hà Tĩnh) cách đây không lâu khiến nhiều người giật mình. Giới trẻ tìm đến cái ...

bat con thuc hien uoc mo cua cha me nhieu tre so hoc tram cam Học sinh có xu hướng trầm cảm ngày càng tăng

Các vấn đề tâm lý của học sinh ngày càng tăng, trong khi đội ngũ chuyên viên tư vấn và tham vấn học đường còn ...

/ Lao động