Ba Lan khiến phòng không NATO lộ mật

Những thông tin về hệ thống phòng không của NATO đang có nguy cơ lộ ra ngoài một khi hệ thống phòng không chung Ukraine-Ba Lan được kích hoạt.

Thông tin về hệ thóng phòng không chung giữa Warszawa và Kiev được tạp chí Defense-Blog trích dẫn lời ông Roman Mushal, đại diện của công ty WB Electronics, Ba Lan cho biết, nhà sản xuất này đang hợp tác với Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukraine Ukroboronprom để phát triển hệ thống phòng không chung này.

Hệ thống phòng không chung được dựa trên phiên bản cải tiến từ tên lửa R-27 của Ukraine.

Nhiệm vụ của hệ thống phòng không chung là bảo vệ các tòa nhà và cơ sở quan trọng, các lực lượng mặt đất khỏi tất cả các loại máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường, tên lửa không đối đất...

ba lan khien phong khong nato lo mat

Hình ảnh được cho là hệ thống phòng không chung Ba Lan - Ukraine.

Tuy nhiên, do được phát triển từ nguyên mẫu R-27 nên khi được phóng từ mặt đất, quả đạn gặp sức cản lớn và không có sơ tốc cao như bệ phóng trên máy bay, khiến tầm bắn của chúng bị giảm tới một nửa.

Nếu muốn đạt tầm bắn tối đa theo thiết kế, tên lửa phải được trang bị một tầng đẩy sơ tốc. Rất có thể, Tập đoàn Ukroboronprom sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Ngoài ra, tên lửa và phương tiện mang phóng, các thiết bị phụ trợ cũng sẽ sản xuất tại Ukraine.

Trong khi đó, radar tìm kiếm mục tiêu, radar điều khiển hỏa lực, cảm biến quang-điện tử phụ trợ, trung tâm chỉ huy lưu động và hệ thống thông tin sẽ được sản xuất tại Ba Lan. Phiên bản hợp tác chung giữa 2 nước có thể có tên gọi là Narva.

Mẫu thử nghiệm hoàn chỉnh dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2019, quá trình kiểm tra ban đầu có sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Ba Lan sẽ diễn ra vào giữa năm 2019.

Việc thử nghiệm trên thao trường sẽ bắt đầu ngay sau đó. Nếu mọi việc diễn ra thuận lời công việc sản xuất hàng loạt dự kiến từ tháng 11/2019.

Tuy nhiên, theo tờ Military Informant, có vấn đề nảy sinh một khi hệ thống phòng không chung này được kích hoạt, những thông tin về lưới lửa phòng không của NATO có thể bị lộ bởi hiện nay, Ukraine không phải là thành viên của khối quân sự này.

Còn nếu 2 bên chỉ hợp tác sản xuất và trang bị độc lập trong lực lược phòng thủ riêng thì Narva bị đánh giá không đủ mạnh để đối phó với nhưng mục tiêu đường không nguy hiểm như tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất.

Bởi với nguyên bản phóng từ trên không, R-27 chỉ có tầm bắn trên 100km, trong khi nếu phóng từ mặt đất tầm bắn sẽ bị hạn chế hơn nhiều dù Narva có được cải tiến đến đâu. Hiện chưa biết nhà sản xuất Ba Lan và Ukraine giải bài toán này thế nào.

ba lan khien phong khong nato lo mat "Ông Putin là món quà tuyệt nhất NATO nhận được sau Chiến tranh Lạnh"

Nga đã truyền sức sống mới cho NATO bằng cách giúp liên minh này có lý do để mở rộng hiện diện ở Đông Âu ...

ba lan khien phong khong nato lo mat Mỹ và NATO có thể phá vỡ hệ thống phòng thủ Kaliningrad?

Mỹ và NATO tin rằng, Kaliningrad và Crimea là những khu vực tập trung sức mạnh đầy đủ nhất của Nga và họ đã có ...

/ http://baodatviet.vn