8 lý do Thủ đô Mông Cổ sẽ là địa điểm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Ulaanbaatar đang được kêu gọi trở thành nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un vào tháng Năm tới đây.

8 ly do thu do mong co se la dia diem cuoc gap thuong dinh my trieu

Bàn Môn Điếm là lựa chọn được nhiều người nhắc đến nhất.

Mặc dù, địa điểm hợp lý nhất để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang được giới quan chức cho là làng đình chiến Bàn Môn Điếm, nhưng một số quan điểm lại đưa ra những lựa chọn thú vị khác.

Tiến sĩ Julian Dierkes từ viện Nghiên cứu châu Á thuộc đại học British Columbia (Canada) cho rằng, Thủ đô của Mông Cổ Ulaanbaatar được coi là địa điểm sáng giá hơn cả.

Chưa đầy mười hai giờ đồng hồ kể từ khi có thông tin về cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên, cựu Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj có bài viết kêu gọi cuộc gặp Mỹ-Triều nên tổ chức ở quốc gia quê hương mình.

"Đây là một đề nghị: Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hãy gặp nhau ở Ulaanbaatar. Mông Cổ là lãnh thổ phù hợp nhất, một nơi trung lập. Chúng tôi từng tạo điều kiện cho các cuộc họp quan trọng, bao gồm cả Nhật Bản và Triều Tiên", ông Elbegdorj viết trên Twitter.

Theo Tiến sĩ Julian Dierkes, có 8 lý do để chứng minh rằng Ulaanbaatar sẽ là một địa điểm không thể hợp lý hơn để tạo nên cuộc gặp lịch sử lần này.

Thứ nhất, trung lập. Mông Cổ theo đuổi một lập trường trung lập về mặt chính trị và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước láng giềng trong khu vực, kể từ cuộc Cách mạng Dân chủ vào năm 1990. Đến năm 2015, Mông Cổ thậm chí còn có các cuộc thảo luận về việc áp dụng vị thế trung lập chính thức cho đất nước.

Thứ hai, quan hệ hữu nghị với Mỹ. Từ năm 1990, Mông Cổ đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị với Mỹ và có nhiều cuộc trao đổi chính thức cấp cao. Ngoài ra, Mỹ cũng tăng cường các khoản viện trợ giúp Mông Cổ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, quan hệ hữu nghị với CHDCND Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Damdin Tsogtbaatar vừa mới thăm Bình Nhưỡng vào đầu tháng Hai và Triều Tiên đã ký kết thỏa thuận cho phép hàng ngàn công nhân đến Mông Cổ làm việc trong nhiều năm. Trong quá khứ, hàng trăm trẻ em đã được di tản đến Mông Cổ trong chiến tranh Triều Tiên. Cho đến hiện tại, quan hệ thân thiết giữa hai nước vẫn ngày càng được bồi đắp.

8 ly do thu do mong co se la dia diem cuoc gap thuong dinh my trieu

Mông Cổ là địa điểm trung lập khá hợp lý.

Thứ tư, cuộc họp sẽ diễn ra ở châu Á. Ulaanbaatar là địa điểm di chuyển khá dễ dàng cho phái đoàn Triều Tiên, chỉ cần một chuyến bay qua lãnh thổ Trung Quốc hoặc đi bằng đường sắt qua Trung Quốc hoặc Nga. Đối với phái đoàn Mỹ, Ulaanbaatar cũng rất dễ bay đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Thứ năm, tiếp xúc trong quá khứ. Các quan chức Triều Tiên thời gian gần đây thường xuyên tiếp xúc với Mông Cổ và ngược lại, nước này thường có các sự kiện có sự góp mặt của Bình Nhưỡng.

Trước đó, Ulaanbaatar là nơi diễn ra những cuộc gặp giữa chính phủ Nhật Bản và Triều Tiên trong năm 2007 và 2012. Năm 2017, chính phủ Mông Cổ đã tổ chức Đối thoại Ulaanbaatar, bàn về vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á.

Ngoại trưởng Ri Yong-ho của Triều Tiên đã tham dự hội nghị và có một số cuộc họp song phương với các quan chức từ các nước tham gia. Về cơ bản, các cuộc họp được tổ chức ở Mông Cổ khiến các quan chức Triều Tiên cảm thấy thoải mái.

Thứ sáu, uy tín. Theo dự kiến, vấn đề hạt nhân là một trong những vấn đề chính xung quanh cuộc họp giữa Tổng thống Trump và ông Kim. Mông Cổ là địa điểm uy tín khi là một khu vực phi hạt nhân được chính thức công nhận vào năm 2012.

Thứ bảy, Ulaanbaatar sẽ được các đồng minh Mỹ và Triều Tiên chấp nhận. Chắc chắn, chính phủ Hàn Quốc thích một địa điểm có thể cho phép họ tham gia trực tiếp hơn và Mông Cổ là lựa chọn phù hợp.

Nhật Bản đánh giá cao vai trò chủ nhà của Mông Cổ trong quá khứ và đặt địa điểm thảo luận vấn đề Triều Tiên tại đây là không có gì trở ngại. Hiện, chưa rõ quan điểm của Nga và Trung Quốc sẽ như thế nào, nhưng Ulaanbaatar có thể sẽ nhận sự đồng tình của cả hai.

Thứ tám, năng lực tổ chức: Mông Cổ có thể bị đặt dấu hỏi về khả năng quản lý một cuộc họp có sự góp mặt của hàng trăm quan chức. Nhưng cần phải nhớ rằng, quốc gia này từng tổ chức thành công Hội nghị Á-Âu vào mùa hè 2016. Thời điểm tháng Năm ở Mông Cổ cũng ít khách du lịch và khách sạn sẽ có đủ cho các đoàn tới thăm.

Với 8 lý do trên, có vẻ như bất cứ cuộc tìm kiếm địa điểm họp nào ngoài Bàn Môn Điếm đều chỉ đến Ulaanbaatar.

8 ly do thu do mong co se la dia diem cuoc gap thuong dinh my trieu Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un sẽ gặp nhau ở đâu?

Một chuyến thăm tới Bình Nhưỡng của Tổng thống Donald Trump dường như là không thể xảy ra. Ngược lại, sẽ khó có khả năng ...

8 ly do thu do mong co se la dia diem cuoc gap thuong dinh my trieu Ông Trump bất ngờ hé lộ chiến lược gặp ông Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10-3 nói rằng cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể thất bại ...

/ http://www.nguoiduatin.vn