Số tiền 200 ngàn đồng tiền phạt trong vụ mà báo chí mở ngoặc kép là “cưỡng hôn” giống như một sự nhạo báng, một trò đùa và đang để lại một tiền lệ rất xấu, rằng những hành vi sàm sỡ có thể chỉ phải trả giá bằng tiền, thậm chí rất rẻ.
200 ngàn đồng tiền phạt liệu có đủ sức ngăn ngừa những tên biến thái? |
Thủ phạm vụ sàm sỡ trong thang máy, ông Đỗ Mạnh Hùng cuối cùng chỉ bị xử phạt về hành vi "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác", quy định điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100 ngàn đến 300 ngàn đồng). Ông Hùng bị lập biên bản xử phạt với số tiền 200 ngàn đồng
Xin nói ngay rằng việc xử phạt hành chính 200 ngàn là không sai. Bởi “luật” đã quy định như vậy.
Hãy nhớ lại thời điểm tháng 6 năm ngoái. Một công chức ở Quảng Trị đã có hành vi sàm sỡ nữ đồng nghiệp ngay trong trụ sở. Cụ thể khi nạn nhân đang ngồi một mình trong phòng làm việc thì ông Nguyễn Bình Triệu, cán bộ cùng phòng bất ngờ bước vào, khóa trái cửa, xô chị ngã xuống đất, dùng vũ lực để sàm sỡ, giở trò đồi bại. Khi bị chống cự quyết liệt, người đàn ông này đã cắn rách môi, bóp cổ, cào cấu và dùng tay bịt miệng không cho chị kêu.
Cái kết của câu chuyện thật khôi hài: Dù nạn nhân có đơn tố cáo hành vi hiếp dâm, xong kết quả xử lý là “phạt hành chính 200 ngàn đồng” dẫu hành vi được cho là “gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cán bộ đảng viên, cán bộ công chức, gây bức xúc phẫn nộ trong quần chúng nhân dân”.
Vâng, là 200 ngàn đồng. Và sau đó thì xảy ra tiếp vụ “cưỡng hôn” trong thang máy chung cư ở Hà Nội.
Điều gì xảy ra nếu nạn nhân ở Quảng Trị không có thương tích rõ ràng? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong thang máy chung cư không có một cái camera? Chắc hẳn sẽ là sự ấm ức của nạn nhân.
Nhưng ngay cả trong những vụ “hai năm rõ mười” như thế này chúng ta đang phải chứng kiến, phải chịu quá nhiều sự thật rất buồn.
Dường như trong việc đánh giá hậu quả của hành vi, cơ quan công quyền đang nhìn vào hành vi của đương sự trong khi gần như bỏ qua cảm xúc của những nạn nhân, quá chú trọng đến mức độ thương tích “ngoài da” để bỏ qua những tổn thương khủng khiếp về tâm lý, tinh thần, danh dự vốn là đặc trưng của những xâm hại tình dục kiểu này.
Cô gái bị "cưỡng hôn" phải chịu cả tổn thương cơ thể lẫn tổn thương tâm lý
Dường như sự không tương xứng giữa tính chất hành vi của thủ phạm/mức độ tổn thương của nạn nhân/và hình thức xử lý của pháp luật đang khiến những cái “án” 200 ngàn đồng giống như một sự nhạo báng, hoàn toàn không có tác dụng răn đe, thậm chí gây phẫn nộ dư luận.
Dường như trong cả 2 vụ việc, chúng ta đang chứng kiến sự bất lực của pháp luật trong việc bảo vệ người dân.
Và nếu “luật 200 ngàn” còn tiếp tục tồn tại thì có gì đảm bảo những vụ sàm sỡ không tiếp tục diễn ra?
Sẽ có bao nhiêu kẻ biến thái nhếch mép cười khẩy - sẵn sàng bỏ ra 200 ngàn nộp phạt sau khi "cưỡng hôn" bất kỳ cô gái nào gặp trên đường - khi hắn ta muốn ?
Danh dự, nhân phẩm chỉ có giá 200.000 đồng?
Trước việc ông Hùng bị phạt hành chính 200.000 đồng sau khi sàm sỡ, cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy, nhiều người cho rằng ... |
Người đàn ông cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy bị phạt 200.000 đồng
Cô gái đang đi thang máy chung cư cao cấp ở Hà Nội thì bị người đàn ông 47 tuổi có hành vi khiếm nhã, ... |
Cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy: Nộp phạt có xong?
Người đàn ông cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy tòa nhà Golden Palm sẽ tiếp tục bị điều tra nếu như nạn nhân có ... |